Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

10 cơ sở nào sắp phải di dời theo quy hoạch?

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội vừa có tờ trình gửi HĐND TP về danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn TP Hà Nội (đợt 1).

UBND TP Hà Nội đề xuất di dời 10 cơ sở nhà đất tại 12 quận do không phù hợp quy hoạch trên địa bàn, trong đó, có nhiều cơ sở nằm tại vị trí “đất vàng” nội đô.

Theo đó, UBND TP Hà Nội đề xuất di dời 10 cơ sở nhà đất do các DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Công ty CP và Công ty Trách nhiệm Hữu hạn hai thành viên trở lên do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đang quản lý, sử dụng phải di dời theo quy hoạch (do không phù hợp với hoạch xây dựng), thuộc trường hợp UBND cấp tỉnh ban hành Danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch sau khi có ý kiến của HĐND cùng cấp.

Đề xuất trên nhằm thực hiện chủ trương di dời các cơ sở nhà, đất phải di dời do không phù hợp quy hoạch trên địa bàn, căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 21 mục 2 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công.

Các cơ sở nhà đất được đề xuất di dời gồm: Công ty In báo Nhân dân Hà Nội (Số 15 Hàng Tre, quận Hoàn Kiếm); Báo Lao Động (Số 51 Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm); Công ty TNHH MTV In báo Hà Nội mới (Số 35 Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm); Nhà máy Bia Hà Nội - Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Số 183 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình); Công ty TNHH MTV In và thương mại thông tấn xã Việt Nam (Số 70/342 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân); Nhà máy xe lửa Gia Lâm - Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội (Số 551 Nguyễn Văn Cừ, phường Gia Thụy, quận Long Biên); Tổng kho xăng dầu Đức Giang (Số 26 phố Đức Giang, phường Đức Giang, quận Long Biên); Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Nông nghiệp (Số 167/6 phố Phương Mai, phường Phương Mai, quận Đống Đa); Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam (phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm).

Đáng chú ý, có nhiều cơ sở nhà đất nằm tại vị trí “đất vàng” nội đô như Nhà máy Bia Hà Nội – Tổng Công ty CP Bia – rượu- nước giải khát Hà Nội với hơn 52.000m2 tại số 183 Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, quận Ba Đình đang hoạt động sản xuất và trưng bày giới thiệu sản phẩm...

Việc thông qua nghị quyết là căn cứ để các đơn vị xây dựng phương án sắp xếp và quy định kế hoạch di dời; góp phần sử dụng đất có hiệu quả và tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất phát triển ổn định lâu dài, nhằm năng cao hiệu quả sử dụng đất và tạo thêm quỹ đất cho khu vực nội thành xây dựng các công trình công cộng, đảm bảo điều kiện môi trường, tạo cảnh quan kiến trúc và văn minh đô thị.

Kế hoạch di dời trong vòng 5 năm kể từ khi UBND TP Hà Nội phê duyệt danh mục. Theo kế hoạch, Nghị quyết về danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn TP Hà Nội sẽ được xem xét tại kỳ họp thứ 7, HĐND TP Hà Nội khóa XVI.

Xây dựng đô thị thông minh: Quy hoạch là yếu tố trụ cột

Xây dựng đô thị thông minh: Quy hoạch là yếu tố trụ cột

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giá thép hôm nay 7/7: tăng nhẹ

Giá thép hôm nay 7/7: tăng nhẹ

07 Jul, 06:13 AM

Kinhtedothi - Ngày 7/7, thị trường trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt tăng khi Trung Quốc hành động để hạn chế tình trạng dư thừa công suất công nghiệp.

Giá kim loại đồng ngày 7/7: tăng mạnh trở lại

Giá kim loại đồng ngày 7/7: tăng mạnh trở lại

07 Jul, 06:12 AM

Kinhtedothi - Giá đồng tại London đã tăng gần mức cao nhất trong năm nay, khi các thương nhân đẩy mạnh mua vào giữa bối cảnh nguồn cung cạn kiệt do lượng lớn kim loại được chuyển sang Mỹ để tránh nguy cơ áp thuế.

Nhiều cơ hội bứt phá cho ngành xi măng

Nhiều cơ hội bứt phá cho ngành xi măng

06 Jul, 07:00 AM

Kinhtedothi - Dù đang chịu áp lực từ dư cung và chi phí sản xuất cao, ngành xi măng Việt Nam tiếp tục cho thấy sức bật khi tiêu thụ dự kiến tăng 2 – 3% trong năm 2025, lên mức 95 – 100 triệu tấn. Không chỉ là hiệu ứng từ đầu tư công, lực đẩy còn đến từ xu hướng đổi mới xanh, tín dụng ưu đãi, cải tiến công nghệ đón đầu bước ngoặt bứt phá trong nửa cuối năm.

Áp lực với nhà thầu, người dân

Áp lực với nhà thầu, người dân

04 Jul, 06:54 AM

Kinhtedothi - Giá vật liệu xây dựng (VLXD) tại Hà Nội đang có sự chênh lệch rõ rệt giữa các khu vực nội thành, ven đô và ngoại thành. Tình trạng này đang gây ra những tác động lớn tới công tác lập dự toán công trình, ảnh hưởng đến tiến độ thi công, hiệu quả đầu tư và cả người dân, những người phải gánh chi phí xây dựng ngày một tăng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ