12 tỉnh thành chỉ đạo chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới trên biển Đông
Nhận định mới nhất của cơ quan khí tượng thuỷ văn cho biết, trong hôm nay (6/5), ATNĐ di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc với vận tốc từ 5 - 10 km/giờ. Tối nay, tâm ATNĐ được dự báo cách đảo Song Tử Tây khoảng 310km về phía Đông Đông Nam.
ATNĐ được dự báo sẽ duy trì sức gió mạnh nhất cấp 6, giật cấp 8, không có khả năng mạnh lên. Hình thái trên cũng ít nguy cơ tác động trực tiếp đến đất liền Việt Nam. Dù vậy trên biển, vùng biển phía Đông, Giữa và Nam biển Đông sẽ có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Sóng cao 2 - 3 m, biển động.

Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai Phạm Đức Luận cho biết, để chủ động ứng phó ATNĐ, đơn vị phối hợp cùng Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã có công điện gửi các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, các bộ ngành, đề nghị triển khai các biện pháp phòng, chống.
Tính đến ngày 6/5, đã có 12 tỉnh thành trên cả nước ban hành văn bản ứng phó ATNĐ trên biển Đông gồm: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Nam, Bến Tre, Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Quảng Ngãi, Cà Mau, Sóc Trăng và Đà Nẵng.
“Nhiệm vụ trọng tâm trong những giờ tới là tổ chức kiểm đếm, quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của ATNĐ để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm…” - ông Phạm Đức Luận cho biết.
Trong năm 2023, số lượng các hình thái cực đoan hoạt động trên Biển Đông có thể xấp xỉ trung bình nhiều năm với 11 - 13 cơn, trong đó 5 - 7 cơn ảnh hưởng đến đến liền. Các cơn bão tập trung từ tháng 8 đến tháng 10 và giảm dần vào tháng 11.
Trong các tháng mùa mưa bão năm nay, lượng mưa ở Bắc Bộ được dự báo thấp hơn đến xấp xỉ trung bình nhiều năm; ít khả năng xuất hiện mưa to vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6. Mùa hè năm nay ở miền Bắc cũng được nhận định là có nhiều ngày nắng nóng hơn so với năm 2022…

Phó Thủ tướng: Chưa bao giờ thiên tai cực đoan, khó đoán như hiện nay
Kinhtedothi - Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023 tổ chức chiều 20/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh: Thiên tai chưa bao giờ cực đoan, khó đoán như hiện nay. Vì vậy, các bộ ngành, địa phương cần tuyệt đối không chủ quan.

Thực hiện tốt “4 tại chỗ” để giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai
Kinhtedothi - Công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) luôn được TP Hà Nội xác định là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Trước diễn biến thời tiết ngày một cực đoan, khó lường, việc chủ động ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ” sẽ là giải pháp hạn chế tối đa thiệt hại.

Thiên tai xảy ra liên tiếp, cảnh báo nắng nóng gay gắt sau nghỉ lễ 30/4-1/5
Kinhtedothi - Trong những ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, mưa đá, dông lốc, động đất, xâm nhập mặn đã diễn ra tại nhiều địa phương trên cả nước. Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai cảnh báo nguy cơ nắng nóng diện rộng sẽ xảy ra sau những ngày nghỉ lễ.