Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

150 doanh nghiệp tham gia dự án Năng lực Thương mại Việt Nam

Kinhtedothi - Dự án Năng lực Thương mại Việt Nam (TCV) đã chính thức khai trương ngày 12/11, tại Hà Nội, với sự tham dự của hơn 150 doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.
Dự án này nhằm nâng cao năng lực và thúc đẩy hoạt động kết nối thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau, giữa các doanh nghiệp Việt Nam với Liên minh châu Âu (EU), đồng thời góp tiếng nói phản ánh những rào cản, vướng mắc thương mại với Chính phủ.

Năng lực Thương mại Việt Nam (TCV) là một trong 6 tiểu dự án trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu tại Việt Nam (Mutrap) cho giai đoạn 2014-2017, với tổng ngân sách 16,5 triệu euro.
Một doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Thanh Hóa sản xuất hàng cói xuất khẩu. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Một doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Thanh Hóa sản xuất hàng cói xuất khẩu. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Trong số vốn trên, TCV có ngân sách 525.000 euro, thực hiện trong 3 năm kể từ 1/8 vừa qua. Cơ quan chủ trì thực hiện dự án là Hiệp hội các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VAFIE), cùng hai đối tác là Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực phía Nam (ASMES) và tổ chức tư vấn đào tạo quốc tế của Cộng hòa Liên bang Đức (Sequa).

Dự án TCV nhằm thúc đẩy hội nhập của Việt Nam vào hệ thống thương mại quốc tế, nâng cao quan hệ thương mại Việt Nam-EU để tối ưu hóa các lợi ích cho phát triển kinh tế, tăng trưởng toàn diện và xóa đói giảm nghèo. Cụ thể, TCV sẽ tăng cường sự tham gia của các hiệp hội chủ trì trong việc xây dựng chính sách thương mại và đầu tư quốc tế; nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua việc cải thiện năng lực thương mại và tuân thủ các yêu cầu của EU qua mạng lưới hạt nhân thương mại.

Phó chủ tịch VAFIE - Giám đốc Dự án TCV Nguyễn Văn Toàn cho biết dự án TCV sẽ thiết lập mạng lưới Hạt nhân thương mại, với tổng số trên 300 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên toàn quốc với mục tiêu thúc đẩy sự kết nối giữa các doanh nghiệp. Do đó, TCV không chỉ đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp trực tiếp tham gia dự án mà sẽ tạo ra sự lan toả tới nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo đại diện phái đoàn EU tại Việt Nam Jean Jacques Bouflet, thỏa thuận thương mại tự do toàn diện giữa Việt Nam và EU dự kiến được ký kết trong vòng vài tháng tới sẽ mang tới cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ việc giảm thuế trong một số lĩnh vực chủ lực như dệt may, thủy sản và giày dép... khi Hiệp định có hiệu lực và tiếp cận thị trường cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ.

Để khai thác triệt để các lợi ích mang lại của Hiệp định FTA này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đầu tiên phải tăng cường khả năng để hiểu thị trường và người tiêu dùng EU; đồng thời tham gia vào hệ thống phân phối của EU. Dự án TCV sẽ giúp các doanh nghiệp làm được điều đó thông qua nâng cao năng lực và hỗ trợ thương mại cho các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cùng với buổi khai trương dự án TCV, hội nghị cũng tổ chức tọa đàm về tác động của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, với các tham luận của các chuyên gia xây dựng chính sách và đại diện các doanh nghiệp vừa và nhỏ, về những khó khăn vướng mắc hiện tại trong hoạt động thương mại với EU và đề xuất những giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp về chính sách, tài chính, nguồn lực.

Theo báo cáo của VAFIE, hiện nay, Liên minh châu Âu là một đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Thương mại hai chiều Việt Nam-EU đạt gần 34 tỷ USD, xuất siêu từ Việt Nam sang EU đạt gần 10 tỷ USD.

Năm 2014, EU cam kết viện trợ ODA cho Việt Nam 542 triệu euro. Hiệp định thương mại tự do FTA Việt Nam-EU đang trong quá trình đàm phán ký kết là một trong những trọng tâm ưu tiên hàng đầu trong chính sách hội nhập của Chính phủ Việt Nam...
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Diễn đàn xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026–2030, định hướng đến 2045

Diễn đàn xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026–2030, định hướng đến 2045

07 Jul, 02:21 PM

Kinhtedothi - Trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, giai đoạn 2026 – 2030 được Đảng và Nhà nước nhận định là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội. Xác lập mô hình tăng trưởng mới không chỉ là yếu tố cấp thiết mà còn là bước đi xác định phương hướng, chiến lược cho tương lai lâu dài.

EVNNPC: Hoàn thành tốt nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2025

EVNNPC: Hoàn thành tốt nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2025

07 Jul, 01:41 PM

Kinhtedothi - Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch do EVN giao, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân tại 27 tỉnh, thành phố miền Bắc.

DBV đánh dấu giai đoạn phát triển chiến lược với thương hiệu mới

DBV đánh dấu giai đoạn phát triển chiến lược với thương hiệu mới

05 Jul, 04:26 PM

Kinhtedothi - Công ty CP Tập đoàn Bảo hiểm DBV (DBV) đã tổ chức “Lễ công bố thương hiệu mới”. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc toàn diện và chuyển mình trở thành một trong những doanh nghiệp (DN) bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu tại Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ