Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

20.000 hiện vật kể chuyện nghề báo

Kinhtedothi - Sau 3 năm trăn trở thực hiện, chiều 15/6, Ban Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam chính thức công bố khai trương trưng bày tại tầng 1 và tầng 2 trụ sở của Hội Nhà báo Việt Nam, đường Dương Đình Nghệ từ ngày 19/6/2020.
Với hàng chục nghìn hiện vật quý hiếm cùng cách trưng bày hấp dẫn, Bảo tàng sẽ kể những chuyện ngóc ngách của người làm báo từ thời kỳ sơ khai cho đến báo chí hiện đại.
Đã thành hình hài bắt mắt
Hình tượng Bút sen ở gian khánh tiết, bục kim cương, báo chí chiến khu, làm báo dưới hầm gian… không còn là câu chuyện vẽ trên dự án mà đã được thiết kế, tạo hình, dựng vách hiện vật trong không gian 1.500m2 trưng bày của Bảo tàng Báo chí Việt Nam.
Sau 3 năm chuẩn bị, với một vài lần dự kiến khai trương rồi lỡ hẹn, Bảo tàng Báo chí Việt Nam sẽ chính thức khai trương trưng bày vào ngày 19/6/2020. Theo đánh giá của PGS.TS Nguyễn Văn Huy – nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt Nam là một bảo tàng bắt mắt, có nhiều tư liệu quý, giới thiệu được bức tranh của chiều dài lịch sử báo chí Việt Nam từ khi mới ra đời cho đến nay.
 Không gian trưng bày của Bảo tàng Báo chí Việt Nam.
Cụ thể suốt 3 năm qua, Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam Trần Kim Hoa cùng đội ngũ cố vấn là các chuyên gia bảo tàng, chuyên gia nghiên cứu về lịch sử báo chí và những nhà báo lão thành, lặn lội đi gặp từng nhân vật, đến từng địa điểm tìm kiếm hiện vật.
“Trải qua hơn 100 năm, chất liệu hiện vật chủ yếu bằng giấy nên việc lưu giữ rất khó khăn. Thế nhưng, trong khi nhiều bảo tàng khác phải sử dụng hiện vật phục chế, thì 95% hiện vật đem trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam là hiện vật gốc” – Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam Trần Kim Hoa vui vẻ chia sẻ về thành quả.
Trong đó, Bảo tàng Báo chí Việt Nam không chỉ kể chiều dài 155 năm của báo chí Việt với dấu ấn ra đời của tờ Gia Định Báo (ngày 15/4/1865) mà còn sử dụng nhiều kỹ thuật trưng bày của một bảo tàng hiện đại để tái hiện từng câu chuyện nghề báo.
Đến nay, Bảo tàng đã sở hữu trên 20.000 hiện vật, tài liệu được tập hợp và bảo quản tại kho cơ sở của bảo tàng. Lần trưng bày này sẽ giới thiệu trên 700 hiện vật, tài liệu độc đáo, quý hiếm phản ánh những sự kiện quan trọng của lịch sử báo chí Việt Nam.
Làm sao để bảo tàng có khách?
Mong muốn của những người xây dựng bảo tàng là sau khi mở cửa, Bảo tàng Báo chí Việt Nam sẽ đón nhiều công chúng ngoài ngành đến tham quan. PGS.TS Nguyễn Văn Huy cho rằng, hiện nay Việt Nam đã hình thành nhiều bảo tàng ngành như: Bảo tàng ngành điện lực, ngành hải quan hoặc bảo tàng về nghề nhiếp ảnh…
Không thể nói, công chúng không quan tâm đến các bảo tàng ngành mà là do hạn chế tính kết nối. Với Bảo tàng Báo chí Việt Nam, sẽ không chỉ có các phóng viên, người làm báo quan tâm tham quan, mà còn là địa chỉ hấp dẫn cho các sinh viên và nhiều đối tượng công chúng khác.
Nói như bà Trần Kim Hoa: “Nhà báo là thư ký của thời đại. Những người quan tâm đến lịch sử, quan tâm đến Bảo tàng Báo chí Việt Nam, sẽ thấy thời khắc của lịch sử dân tộc qua từng dấu mốc của người làm báo”.
PGS.TS Nguyễn Văn Huy cho rằng, câu chuyện đón khách sẽ phụ thuộc vào việc kết nối du lịch, kết nối với các bảo tàng gần đó như: Bảo tàng Hải quan (Dương Đình Nghệ), Bảo tàng Hà Nội (đường Phạm Hùng)… và các bảo tàng ngành khác. Không chỉ dừng lại trưng bày hiện vật tĩnh, ngay sau khi khai trương, Ban Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam sẽ chú tâm xây dựng các sự kiện trưng bày chuyên đề.
Ngoài ra, để đón đầu công chúng tham quan, chiều 15/6, lãnh đạo các đơn vị Bảo tàng Báo chí Việt Nam, Viện Đào tạo báo chí truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược trong việc đào tạo và trao đổi học thuật, cũng như thực tiễn hoạt động nghiệp vụ báo chí, phát triển các chương trình hợp tác...

"Trong một không gian nhỏ, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tuy chưa thể kể tỉ mỉ màu sắc của nghề báo nhưng những người làm công tác trưng bày đã cố gắng thể hiện các phương pháp trưng bày hợp lý, mang tính chất chấm phá, đi theo tiến trình lịch sử và các loại hình báo chí." - PGS.TS Nguyễn Văn Huy

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

11 Jul, 11:10 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/7, tại xã Phát Diệm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9

Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9

11 Jul, 03:21 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, tại Trụ sở UBND xã Thường Tín, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 9) đã có buổi tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam TP sau khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp. Cuộc tiếp xúc cử tri được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ điểm cầu chính tại xã Thường Tín kết nối với các điểm cầu tại các xã.

Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

11 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi - Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội sau sáp nhập, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định thành lập 3 tổ công tác đặc biệt, tập trung chỉ đạo xuyên suốt theo từng lĩnh vực, từng địa bàn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ