3 loại cây phong thủy thích hợp với người bận rộn
Cây kim tiền
Cây kim tiền là loại cây lá mọc trong chậu, lá mọc xen kẽ, dày và gọn. Vì lá nhỏ như đồng tiền nên được gọi là cây kim tiền, có khả năng lọc sạch không khí, hút được metanol, cacbon monoxit và khí cacbonic cùng với phần lớn các loại khí độc hại khác.
Loại cây này mang ý nghĩa dưỡng sinh, và vì lá mọc dày đặc nên nó còn được gọi là cây con cháu. Kim tiền tượng trưng cho sự sinh sôi, thu hút của cải cũng như vượng khí.

Để chăm sóc cây chúng ta cần lưu ý những điều sau:
Chiếu sáng: Cây kim tiền không cần quá nhiều ánh nắng, có thể trồng tại nhà trong bóng râm hoặc để nơi thoáng gió. Vào mùa hè nhiệt độ cao, độ che bóng cần đạt 60%.
Tưới nước: Lá cây kim tiền có khả năng trữ nước cao, chịu hạn tương đối tốt nên chúng ta không cần tưới quá nhiều, khoảng 7 ngày nên tưới 1 lần. Cách tưới tốt nhất là phun nước lên cây để tránh trường hợp tưới quá tay.
Cây trúc phú quý (hay còn gọi là cây phát lộc)
Cây trúc phú quý có thể nuôi trong nước hoặc trong đất đều có thể sinh trưởng tốt. Người ta gọi là trúc phú quý vì cành và lá giống cây trúc, được nhiều người nuôi trong phòng khách, phòng làm việc, phòng ngủ. Cây có vẻ đẹp trang nhã. Trong phong thủy nhà ở, nó mang ý nghĩa của sự giàu có và an toàn, thịnh vượng và trường thọ.

Để chăm sóc cây chúng ta cần lưu ý những điều sau:
Chiếu sáng: Cây trúc phú quý ưa sáng nhưng không được phơi trực tiếp dưới nắng gắt. Để trồng trong nhà cần đặt ở nơi đủ ánh sáng và thông thoáng, nếu ánh sáng quá mạnh hoặc quá yếu thì lá sẽ úa vàng, héo khô, không nên đặt máy điều hòa, ti vi.
Tưới nước: Bất kể là trồng cây trong nước hay chậu đất, nếu dùng nước máy để tưới hoặc pha thêm nước thì trước khi sử dụng cần phải phơi nắng khoảng 2-3 ngày. Đối với trồng cây trong chậu đất thì nên tưới 5 ngày một lần, đối với cắm trong nước thì nên bổ sung 7 ngày một lần. Nếu nước trong bình thủy canh không có mùi khó chịu thì bạn không cần thay nước mà chỉ cần cho nước vào.
Cây lan quân tử
Lan quân tử là loại hoa có lá mọc đối nhau, lá mảnh, hoa có màu sắc lộng lẫy. Toàn bộ cây từ lá đến hoa đều có giá trị thẩm mỹ và được nhiều người yêu hoa ưa chuộng. Ngoài ra, nó còn mang ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy.
Hoa Lan Quân Tử nở rộ từng chùm thể hiện cho sự sung túc và may mắn, mang đến sự may mắn trong công danh sự nghiệp. Đồng thời hoa của loài cây này khá lâu tàn nên tượng trưng cho sự thịnh vượng bền vững. Có thể để cây cảnh ở phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc.

Để chăm sóc cây chúng ta cần lưu ý những điều sau:
Chiếu sáng: Lan quân tử không ưa ánh sáng quá gắt, cần để nơi có nắng chiếu vừa phải, thoáng gió để cây sinh trưởng tốt nhất. Trong những ngày nắng nóng, chúng ta cần che nắng 50%, nếu có thể trồng lan quân tử trong giàn che hoặc nơi râm mát vào mùa hè, cây sẽ phát triển tốt. Cây thường vươn về phía ánh sáng nên cần được trồng trong chậu và thường xuyên thay đổi vị trí để làm cho lá đối xứng.
Tưới nước: Cây lan quân tử có rễ dày và khả năng trữ nước tốt nên chúng ta không cần tưới quá nhiều nước cho cây. Trung bình cứ 10 ngày tưới 1 lần để không đọng nước trong chậu, chỉ cần đổ nước đủ làm ẩm bề mặt là đủ. Thêm vào đó cần kết hợp thường xuyên dùng khăn mềm để lau lá giúp cây sinh trưởng tốt nhất.

Văn khấn Thần tài rằm tháng 11 âm lịch 2024 đầy đủ, chi tiết nhất
Kinhtedothi - Mâm lễ cúng Thần Tài ngày rằm tháng 11 âm lịch 2024 tại cửa hàng, cơ quan, gia đình cơ bản cần chuẩn đồ lễ gồm có:Gạo (gạo tẻ), thuốc lá, muối hạt sạch, nước sạch.

Những vị trí không nên đặt chổi kẻo tài lộc sớm bị quét sạch
Kinhtedothi - Theo quan niệm phong thủy, có những nơi trong nhà tuyệt đối không được đặt chổi vì nó có thể ảnh hưởng tới vận khí, tài lộc của các thành viên trong gia đình.

Năm Ất Tỵ 2025 hợp với tuổi nào?
Kinhtedothi - Năm 2025 có mệnh ngũ hành là Hỏa, nạp âm Phú Đăng Hỏa, tức là “Lửa đèn dầu”. Đây là biểu tượng cho ánh sáng soi đường, sự nhiệt huyết và kiên trì. Dựa theo quy luật tương sinh tương khắc, mệnh Hỏa sẽ tương sinh với mệnh Mộc, Thổ.