Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

35 tỷ đồng ông Đỗ Hữu Ca nhận để chạy án được xử lý thế nào?

Đạt Lê (tổng hợp)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Với số tiền 35 tỷ đồng ông Đỗ Hữu Ca nhận để chạy án nhưng không thực hiện, theo quan điểm của luật sư, cơ quan điều tra sẽ xem xét nhiều khía cạnh và trong bản án sẽ có nội dung tuyên về việc xử lý khoản tiền.

Như đã đưa tin, liên quan đến vụ ông Đỗ Hữu Ca, nguyên giám đốc Công an TP Hải Phòng, vừa bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh ra quyết định khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".  Theo nguồn tin, "trùm" mua bán hóa đơn Trương Xuân Đước (SN 1971, trú tại khu Lũng Đông, phường Đằng Hải, quận Hải An, TP Hải Phòng) đã 4 lần mang tổng số tiền 35 tỷ đồng đến nhà ông Ca để nhờ "chạy án".

Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca khi còn đương chức.
Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca khi còn đương chức.

Khi biết mình và vợ là Nguyễn Thị Ngọc Anh (SN 1979) nằm trong "tầm ngắm" của Công an tỉnh Quảng Ninh, do có mối quan hệ thân thiết từ thời ông Ca còn làm giám đốc Công an TP Hải Phòng, Trương Xuân Đước đã nhờ ông Ca giúp "chạy án" với số tiền 35 tỷ đồng...

Nhận tiền từ "trùm" mua bán hóa đơn Trương Xuân Đước nhưng ông Đỗ Hữu Ca lại không đưa tiền cho ai. Thấy việc nhờ "chạy án" không thành, người thân của Đước sau đó đã làm đơn tố cáo hành vi nhận 35 tỷ đồng của ông Ca với cơ quan công an.

Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đánh giá về hành vi của

 

Trương Xuân Đước (52 tuổi, quê xã Đại Bản, huyện An Dương; thường trú tại số nhà 281 Lũng Bắc, phường Đằng Hải, quận Hải An, TP Hải Phòng) là Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng hạ tầng Thái Bình Dương (trụ sở tại số 16, tổ 65, khu 5, phường Bạch Đằng, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh). Ngoài vỏ bọc hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, Đước mở nhiều công ty "ma" tại Hải Phòng và Quảng Ninh, nhằm mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng với số tiền rất lớn.

ông Đỗ Hữu Ca có dấu hiệu phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên xác lập chuyên án để đấu tranh. Ngày 18/2, khi Công an tỉnh Quảng Ninh điều tra, thực hiện các bước tố tụng thì ông Ca đã giao nộp lại số tiền 35 tỷ đồng cho cơ quan công an.

Về vụ án nêu trên, Luật sư Lê Thu Hằng, Công ty Luật TAT Law firm cho biết: “Với số lượng tiền bị can Đỗ Hữu Ca nhận từ các đối tượng giao tiền lên tới hàng chục tỷ đồng, đã thỏa mãn dấu hiệu định khung hình phạt của “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại điểm điểm a khoản 4 của Điều 174 Bộ luật Hình sự hiện hành. Theo đó, chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên phải đối diện với mức hình phạt từ 12 - 20 năm hoặc tù chung thân.

Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 174 của Bộ luật Hình sự, người phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, làm công việc nhất định hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Các hình phạt bổ sung được Tòa cân nhắc áp dụng cùng hình phạt chính.

Việc áp dụng hình phạt bổ sung còn phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của người bị tuyên phạm tội. Quá trình điều tra, cơ quan điều tra sẽ có trách nhiệm làm rõ điều kiện về tài sản của bị can để Tòa án xem xét việc có áp dụng hình phạt bổ sung phạt tiền hay tịch thu tài sản không.

“Nếu trước khi khởi tố vụ án, bị can đã hoàn trả lại cho phía người đưa tiền toàn bộ số tiền đã nhận, đây được xác định là tình tiết khắc phục toàn bộ thiệt hại và không cần yêu cầu người đã đưa tiền giao nộp lại cho cơ quan điều tra nữa. Trong trường hợp sau khi đã khởi tố vụ án, bị can mới trả lại tiền cho phía người đưa tiền và nộp tại cơ quan điều tra thì số tiền này được coi là vật chứng của vụ án và sẽ bị tạm giữ cho đến khi giải quyết xong vụ án (bản án cuối cùng có hiệu lực pháp luật)", Luật sư Thu Hằng phân tích.

Luật sư Thu Hằng cho biết, trong bản án sẽ có nội dung tuyên về việc xử lý số tiền này. Nếu được tuyên trả lại thì người bị chiếm đoạt sẽ nhận lại số tiền này qua cơ quan thi hành án. Tuy nhiên, theo những thông tin ban đầu thì bị can và bên giao tiền thực hiện hoạt động giao nhận tiền để hướng tới việc chạy án, do vậy, nếu thông tin này được cơ quan điều tra kết luận là đúng thì hành vi của bên giao tiền có dấu hiệu của “Tội đưa hối lộ” quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự và được xác định thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt. Khi đó, số tiền mà đối tượng đã giao cho phía bị can Đỗ Hữu Ca đã thay đổi tính chất, lúc này nó sẽ trở thành công cụ, phương tiện phạm tội trong vụ án đưa hối lộ...