400 doanh nghiệp dự Automechanika phát triển chuỗi cung ứng ô tô Việt Nam
Đó là thông tin tại Hội thảo và gặp gỡ báo chí thông tin về Automechanika 2023 tổ chức ngày 21/2.

Thông tin về Triển lãm lần này, Giám đốc Tập đoàn Messe Frankfurt (Hồng Kông) Calvin Lau chia sẻ, năm 2023 – đây là lần thứ 5 Automechanika TP Hồ Chí Minh được tổ chức, dự kiến có khoảng 400 doanh nghiệp từ các quốc gia như: Đức, Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam tham gia.
Automechanika TP Hồ Chí Minh sẽ tập trung vào công tác số hóa và điện khí hóa nhằm thúc đẩy phát triển ngành sản xuất ô tô trong nước cũng như thị trường xe điện. “Thông qua Triển lãm năm nay chúng tôi cũng mong muốn giúp doanh nghiệp và khách hàng nắm được, hiểu được nguồn năng lượng mới - đó là xe điện. Đây sẽ là xu hướng phát triển mới trong tượng lai” - ông Calvin Lau chia sẻ.
Đồng thời, ông Calvin Lau cho biết, doanh nghiệp sẽ thúc đẩy các cơ hội tại thị trường Việt Nam vào mạng lưới toàn cầu với vai trò là nhà tổ chức triển lãm thương mại hàng đầu khu vực trong ngành công nghiệp ô tô.

Hầu hết các hạng mục sản phẩm ô tô sẽ đều được trưng bày trong Triển lãm lần này như: Tân trang bảo dưỡng xe; linh kiện, năng lượng; phụ kiện;… Ngoài ra, sẽ có nhưng khu vực trưng bày riêng biệt để giúp cho khách tham quan có thể trải nghiệm tốt nhất và thuận tiện nhất.
Bên ngoài khu vực Triển lãm sẽ có 3 hoạt động song song gồm: Ngày hội bảo dưỡng xe; cuộc thi độ xe và âm thanh ô tô dành cho người đam mê ô tô; biểu diễn xe; hoạt động kết nối kinh doanh….
Theo ban tổ chức, sức mạnh tổng hợp của các đơn vị triển lãm trong và ngoài nước thông qua các gian hàng trong lĩnh vực sản xuất ô tô và tự động hoá, dịch vụ ô tô/bảo trì/phụ kiện và tuỳ chỉnh, và xe điện và IoT sẽ là một phần quan trọng của Triển lãm. Hơn nữa, triển lãm sẽ thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực sản xuất với công nghệ tiên tiến, tiến tới hợp tác sâu hơn với Hiệp hội ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) và mạng lưới NC Network Việt Nam.
Ngoài ra, còn có các hoạt động kết nối kinh doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài. Giám đốc Công ty CP NC Network Việt Nam Bùi Thị Hồng Hạnh thông tin, Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI) sẽ chịu trách nhiệm xây dựng các buổi kết nối giao thương để các doanh nghiệp có thể làm việc với nhau trong thời gian Triển lãm diễn ra. Ngoài ra, sẽ có những buổi giao thương đột xuất khi ban tổ chức thấy các đơn vị có những điểm chung, phù hợp thì sẽ hỗ trợ cho hai bên gặp nhau để cùng trao đổi kết nối.
Triển lãm lần này, sẽ tạo cơ hội để các doanh nghiệp Việt có thể giao lưu, ký kết các hợp đồng với các khách hàng nước ngoài, để có thể trở thành các nhà cung ứng nguyên phụ kiện cho ngành công nghiệp ô tô.
Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI) Nguyễn Chỉ Sáng, từ những thành công bước đầu của các công ty liên doanh như: Toyota, Huyndai Thành Công, Thaco Trường Hải, hay các công ty 100% vốn Việt Nam như Vinfast, chúng ta thấy rằng, các nhà sản xuất Việt Nam không chỉ có khả năng cung cấp những chi tiết, phụ tùng đơn giảm mà còn cả những máy móc, thiết bị phức tạp cho ngành công nghiệp ô tô.
Triển lãm không chỉ là sự kỳ vọng của các doanh nghiệp ngành ô tô và công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. Về phía các doanh nghiệp nước ngoài cũng mong muốn tìm hiểu thị trường Việt Nam và hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động kết nối, các doanh nghiệp này cũng sẽ tự mình tìm được khách hàng mới, từ đó, mở ra nhiều cơ hội mới.

THT Việt Nam hướng tới kết nối sản xuất công nghiệp hỗ trợ cao
Kinhtedothi - Tại Khu công nghiệp Hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP), Công ty CP Đầu tư – Phát triển N&G tiến hành bàn giao mặt bằng cho Công ty TNHH sản xuất ốc vít THT Việt Nam để thực hiện các công tác xây dựng nhà máy.

Nỗ lực tự thân, sức bật cơ chế cho công nghiệp hỗ trợ vào chuỗi
Kinhtedothi - Sự phát triển của các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) còn gặp phải rất nhiều khó khăn. Nỗ lực tự thân và những cơ chế, chính sách tháo gỡ là lời giải giúp doanh nghiệp vào sâu các chuỗi giá trị toàn cầu.

Giải pháp tài chính cho công nghiệp hỗ trợ sau Covid-19
Kinhtedothi - Để phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT), một trong những yếu tố quan trọng đó là nhu cầu về tài chính vay vốn sản xuất kinh doanh, tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi đầu tư.