5 bộ phận "thừa" của cơ thể con người

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Bất kỳ ai cũng từng gặp rắc rối ít nhiều với răng khôn - đây là chiếc răng hàm thứ 3 ít tác dụng nhưng lại gây đau.

KTĐT - Bất kỳ ai cũng từng gặp rắc rối ít nhiều với răng khôn - đây là chiếc răng hàm thứ 3 ít tác dụng nhưng lại gây đau. Nguyên nhân là vì miệng bạn giờ không còn đủ chỗ cho sự có mặt của nó.

Cơ thể người là một tổng thể có sự liên hệ chặt chẽ với hiệu quả vận hành rất cao. Vậy mà nó vẫn không hoàn hảo. Dưới đây là 5 “thứ” ít được mong chờ nhất:

1. Răng khôn

Bất kỳ ai cũng từng gặp rắc rối ít nhiều với răng khôn - đây là chiếc răng hàm thứ 3 ít tác dụng nhưng lại gây đau. Nguyên nhân là vì miệng bạn giờ không còn đủ chỗ cho sự có mặt của nó.

 

Thời tổ tiên xa xưa, do xương hàm rất phát triển nên luôn có sẵn chỗ để cho chiếc răng hàm thứ 3 này xuất hiện. Nhưng ở người hiện đại, răng khôn bị “mất chỗ” và gây đau đớn, khó chịu đến mức nhiều khi phải nhổ bỏ.

 

Răng khôn giúp tổ tiên loài người có thể nhai tất cả mọi loại thực phẩm tươi sống nhưng ngày nay, con người không phải ăn những món ăn quá cứng hay nhai ngoách nữa và vì thế chúng thành thừa thãi.

 

2. Ruột thừa

 

Mặc dù được nghiên cứu rất kỹ nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thể định rõ được chức năng của ruột thừa trong cơ thể. Trong khi chúng ta chưa biết là nó tốt ra sao cho cơ thể thì lại hiểu rất rõ nó đe dọa sự sống thế nào một khi nó “muốn”.

 

Có khoảng 5-10% dân số bị viêm ruột thừa. Khi điều này xảy ra, cách duy nhất là cắt bỏ.

 

Thật thú vị, những loài động vật có vú khác cũng có ruột thừa như con người nhưng ruột thừa được tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Điều này đặt ra một giả thiết là giống như răng khôn, ruột thừa là sự “thừa hưởng” lại của tổ tiên xa xưa.

 

Thêm vào đó, những nghiên cứu gần đây cho thấy việc cắt ruột thừa sẽ giúp giảm sự phát triển của căn bệnh viêm loét ruột kết. Và việc cắt ruột thừa chưa bao giờ gây ra bất kỳ sự phiền toái nào cho con người.

 

3. Điểm mù của mắt?

 

Chúng ta đều biết rằng mắt của con người không phải là tinh nhất trong thế giới động vật. Nhưng nhờ vị trí đặc biệt mà chúng ta có thể quan sát khá tốt.

 

Võng mạc là nơi ánh sáng tác động lên nhiều đầu dây thần kinh hình nón và hình gậy. Những dây thần kinh tụ lại một điểm ra phía sau cầu mắt theo dây thần kinh thị giác và não. Vì điểm này của võng mạc không có dây thần kinh đón nhận ánh sáng nên gọi là điểm mù (tức là không nhìn thấy). Và do có điểm mù nên thị giác thường sinh ra ảo giác.

 

Thêm vào đó, sự kết nối giữa dây thần kinh thị giác và võng mạc mắt mong manh đến mức kinh ngạc nên khiến cho võng mạc dễ bị bong khi chúng ta có tuổi.

 

4. “Lỗi” trong tạo ống dẫn khí và thực phẩm

 

Một vị trí khác trong cơ thể người mà cũng đặt nhiều dấu hỏi với các nhà nghiên cứu là con đường mà không khí và thực phẩm đi qua là chung nhau. Và đó là lý do vì sao con người có thể bị nghẹt thở vì thực phẩm.

 

Nhiều nhà khoa học cho rằng một “thiết kế” tốt hơn là khí quản (không khí đi qua) và thực quản (thực phẩm đi xuống) hoàn toàn độc lập.

 

Một van nhỏ, hay nắp được gọi là nắp thanh quản, giúp đóng khí quản khi nuốt thực phẩm. Nhưng van này không giải quyết được triệt để các rắc rối. đặc biệt là ở trẻ em. Do nắp thanh quản có thể trở thành “thủ phạm” gây ra các viêm nhiễm. Mặc dù dễ điều trị nhưng nó có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

 

5. Búi trĩ

 

Bệnh trĩ là căn bệnh do giãn tĩnh mạch ở xung quanh hậu môn gây viêm. Chúng có thể gây sưng đau và dấu hiệu là tình trạng chảy máu khi đi cầu.

 

Nguyên nhân chủ yếu liên quan với gene; do áp lực lên trực tràng trong quá trình mang thai và do táo bón kéo dài. Ở tuổi 50, ước tính khoảng 50% người lớn bị trĩ.

 

Có những bằng chứng cho thấy ngồi xổm trong khi đại tiện có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh trĩ nhưng lại có những ý kiến cho rằng kiểu xí bệt hiện nay giúp giảm vấn đề liên quan đến trĩ nhất.
 
Và theo các nhà khoa học, sự có mặt của các tĩnh mạch ở gần hậu môn là không có nhiều giá trị.

 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần