Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

6 tình huống phát sinh và giải pháp khi thanh toán lệ phí xét tuyển 2024

Kinhtedothi - Bắt đầu từ hôm nay (31/7), thí sinh sẽ thực hiện thủ tục thanh toán lệ phí xét tuyển đại học năm 2024 qua các kênh thanh toán trực tuyến. Bộ GD&ĐT đưa ra 6 tình huống phát sinh và các giải pháp để giúp thí sinh thực hiện giao dịch an toàn.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, sau khi hoàn thành khâu đăng ký xét tuyển, thí sinh thực hiện nộp lệ phí đăng ký xét tuyển theo hình thức trực tuyến từ ngày 31/7 đến 17 giờ ngày 6/8.

Thí sinh thực hiện thanh toán lệ phí xét tuyển đại học từ 31/7 đến 17 giờ ngày 6/8.
Thí sinh thực hiện thanh toán lệ phí xét tuyển đại học từ 31/7 đến 17 giờ ngày 6/8.

Năm 2024, Hệ thống hỗ trợ xét tuyển chung của Bộ GD&ĐT ghi nhận tổng số hơn 733.000 thí sinh nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Tất cả thí sinh này đều cần phải thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí xét tuyển.

Nếu không nộp hoặc nộp không đủ lệ phí, hệ thống sẽ không chấp nhận việc đăng ký nguyện vọng của thí sinh. Hệ thống sẽ tự động tính toán tổng số tiền lệ phí cần thanh toán căn cứ số nguyện vọng thí sinh đã đăng ký với mức 20.000 đồng/nguyện vọng.

Để bảo đảm an toàn, thuận lợi, tránh hiện tượng quá tải trong quá trình thí sinh thực hiện thanh toán trực tuyến, Bộ GD&ĐT chia lịch thành 6 khoảng thời gian, tương ứng với nhóm các địa phương. (TẠI ĐÂY)

Bộ GD&ĐT phối hợp với Văn phòng Chính phủ đã chuẩn bị hạ tầng kết nối và thanh toán trực tuyến lệ phí đăng ký xét tuyển (thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia) với 17 kênh thanh toán trực tuyến chính của cả nước.

Hệ thống đăng ký xét tuyển cho phép thí sinh được lựa chọn 1 trong 17 kênh thanh toán khác nhau để thực hiện đóng lệ phí xét tuyển, gồm: các kênh ngân hàng, các tổ chức trung gian thanh toán, các ví điện tử và kênh thanh toán di động. (TẠI ĐÂY)

Bộ GD&ĐT có tài liệu hướng dẫn thao tác (có các video clip minh họa tại địa chỉ https://bit.ly/hdttnv2024) đối với từng kênh thanh toán để thí sinh tham khảo, thực hiện.

Hướng đến việc thanh toán trực tuyến diễn ra thuận lợi, đúng đủ quy trình, Bộ GD&ĐT đề nghị thí sinh đọc kỹ tài liệu hướng dẫn và chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện liên quan trước khi thực hiện.

Bộ khuyến nghị, thí sinh cần bình tĩnh khi phát sinh tình huống trong lúc thanh toán trực tuyến; đồng thời đưa ra 6 giải pháp giúp thí sinh thực hiện quy trình thanh toán an toàn.

6 tình huống phát sinh và cách giải quyết khi thanh toán lệ phí trực tuyến.

Bộ cũng công khai các kênh thông tin hỗ trợ thí sinh và các số điện thoại của từng kênh thanh toán để thí sinh có thể liên hệ khi gặp vấn đề thắc mắc cần giải đáp.

Đăng ký xét tuyển đại học: đừng để xảy ra chuyện đáng tiếc

Đăng ký xét tuyển đại học: đừng để xảy ra chuyện đáng tiếc

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thấu hiểu bản thân để chọn ngành phù hợp

Thấu hiểu bản thân để chọn ngành phù hợp

01 Apr, 04:08 PM

Kinhtedothi – Không ít học sinh lớp 12 vẫn băn khoăn khi chọn ngành, chọn trường hoặc lo lắng không biết ngành mình chọn có bị lạc hậu trong vài năm tới hay không. Các chuyên gia đã gợi mở để học sinh tự đưa ra câu trả lời và có niềm tin vào chính mình.

Các trường cần xem xét, điều chỉnh “tổ hợp lạ”

Các trường cần xem xét, điều chỉnh “tổ hợp lạ”

30 Mar, 09:04 AM

Kinhtedothi – Trong phương án tuyển sinh đại học năm 2025 của một số trường xuất hiện nhiều “tổ hợp lạ” khi tổ hợp xét tuyển không có môn cốt lõi của ngành học. Đại diện Bộ GD&ĐT đề nghị các nhà trường điều chỉnh xét tuyển để gắn giáo dục đại học với giáo dục phổ thông.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ