Gia chủ và kiến trúc sư cần xem xét và tránh những điều kiêng kị trong phong thủy nhà vệ sinh dưới đây để có thể tránh những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và tài vận của toàn thành viên trong ngôi nhà.
Đặt sai hướng phong thuỷ nhà vệ sinh
Như chúng ta biết, nhà vệ sinh là nơi giải quyết các vấn đề như tắm rửa, đi đại tiện, tiểu tiện,… chính vì thế đây là không gian có nhiều uế khí nhất trong nhà. Do đó, cần hết sức lưu ý khi chọn hướng để đặt nhà vệ sinh để có thể tránh hướng mang khí xấu, cũng như mang đến sức khỏe và may mắn cho gia đình.
Vì nhà vệ sinh là thủy khí, khi đặt hai phương vị thổ khí đang vượng là Tây Nam hoặc Đông Bắc thì sẽ sinh ra “Thổ khắc Thủy” nên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mọi người trong gia đình. Ngoài ra, nhà vệ sinh cũng không nên đặt ở phía Nam vì hướng này có hỏa khí nặng, sẽ xung khắc với nhà vệ sinh thủy khí.
Tuy nhiên khi đã trong quá trình xây dựng nhà vệ sinh rồi thì không nên đập bỏ hết những cái cũ để xây phòng mới. Bởi lúc này cầu phải thay đổi cẩu trúc của toàn bộ căn nhà. Để hóa giải vấn đề này, bạn chỉ cần dời vị trí bồn cầu chệch khỏi hướng cũ 15 độ là có thể cải thiện được phương vị của phòng vệ sinh sang một hướng mới.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Cửa nhà vệ sinh đặt đối diện cửa lớn, cửa phòng bếp, phòng ngủ
Cửa chính đối diện cửa nhà vệ sinh là một lỗi cơ bản và phổ biến trong xây dựng. Theo phong thuỷ nhà vệ sinh, nhà vệ sinh là nơi tích tụ nhiều uế khí sinh ra trong quá trình sinh hoạt của gia đình, mang năng lượng rất xấu. Chính vì thể, nếu thiết kế như vậy những luồng sinh khí đi vào nhà qua cửa chính sẽ xộc thẳng vào nơi âm khí nặng nề, ảnh hưởng tới vận khí của gia đình. Hơn nữa, cửa nhà vệ sinh đặt thẳng cửa ra vào sẽ làm cho những cơ hội và tiền tài của gia chủ trôi ra ngoài.
Cửa bếp thẳng với cửa nhà vệ sinh cũng là một lỗi cơ bạn, bởi bếp là nơi đun nấu, chế biến đồ ăn thức uống, còn phòng vệ sinh là nơi nuôi dưỡng vi khuẩn và không khí bẩn, nếu cửa đối diện nhau sẽ ảnh hưởng tới vệ sinh, tổn hại sức khỏe. Bên cạnh đó, bếp thuộc tính Hỏa, phòng vệ sinh có thuộc tính Thủy. Phòng bếp và phòng vệ sinh gần nhau trước hết sẽ gây ra Thủy Hỏa tương khắc, cũng giống như năng lượng cực âm và cực dương không thể hòa hợp.
Cuối cùng là trường hợp cửa phòng ngủ thẳng với cửa nhà vệ sinh, điều này gây tổn hại sinh khí và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thành viên trong gia đình. Lúc này giấc ngủ sẽ không sâu, cơ thể mệt mỏi và tinh thần uể oải mỗi sáng. Tác động xấu cả thể chất và tinh thần về lâu dài sẽ làm suy giảm hiệu quả công việc,… tài vận của gia chủ đi xuống.
Mặc dù đây là những điều kiêng kỵ, nhưng trong trường hợp không thể thiết kế cửa nhà vệ sinh hay cửa chính, cửa phòng bếp, phòng ngủ ở vị trí khác, gia chủ có thể đặt bình phong hoặc tạo vách ngăn vệ sinh che chắn giữa hai cánh cửa để hạn chế một phần ảnh hưởng không tốt tới gia chủ.
Hướng bồn cầu cùng với hướng nhà
Theo phong thuỷ nhà vệ sinh, bồn cầu là khu vực chứa rất nhiều âm khí và xú uế. Thậm chí, nó còn được xem là cửa ngõ vào nhà của tà mà, sát khí. Do đó, vị trí và hướng của bồn cầu cần được xem xét một cách kĩ lưỡng.
Một trong những điều tối kị chính là hướng của bồn cầu cùng hướng với ngôi nhà. Bởi thông thường hướng nhà thường đặt theo những hướng vượng, hướng tốt,… nếu đặt bồn cầu cùng các hướng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới vận khí của cả ngôi nhà, và sức khỏe của những thành viên trong gia đình.
Nhà vệ sinh kỵ liền với nhà bếp
Hiện nay, nhiều gia đình thường thiết kế nhà vệ sinh liền kề với bếp hay phòng ăn. Tuy nhiên trong phong thuỷ nhà vệ sinh, nếu nhà vệ sinh (thuộc hành thủy) liền với nhà bếp (thuộc hành hỏa) sẽ gây hiện tượng xung đột từ trường, xung khắc. Hiện tượng này được gọi là “thuỷ hoả kề nhau”, theo đó sẽ gây những ảnh hưởng không tốt tới “năng lượng” và vận khí của toàn bộ ngôi nhà.
Hơn nữa, nhà vệ sinh là nơi có nhiều vi khuẩn gây bệnh, mùi ô uế, nếu đặt gần bếp sẽ khiến thức ăn dễ ôi thiu và mất vệ sinh. Ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn, sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Xây nhà vệ sinh ở trung tâm nhà
Các phòng có mùi kém sạch như nhà vệ sinh, dễ tích bẩn như phòng tắm, nhà bếp đều không được đặt ở trung tâm căn nhà. Nếu nhà vệ sinh đặt ở chính giữa căn nhà, khí ẩm, khí hôi của nó sẽ phát tán tới các căn phòng khác, khiến cho các thành viên trong gia đình sinh bệnh, rất bất lợi cho sức khỏe. Nếu nhà tắm đặt ở vị trí trung tâm căn nhà, tốt nhất nên tiến hành điều chỉnh lại.
Xây nhà vệ sinh trên phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ
Điều kiêng kỵ nhất cần tránh khi đặt nhà vệ sinh khi thiết kế trong nhà tầng đó là đặt trên lối vào, trên phòng ngủ, trên khu vực bếp nấu, phòng ăn,… Hơn nữa, nếu nhà vệ sinh có gì trục trặc cần sửa sẽ ảnh hưởng tới không gian phòng khách, phòng bếp hay phòng ngủ bên dưới, làm cho các không gian này bị ám uế khí.
Chính vì thế, nếu thiết kế phòng tắm trong nhà tầng, nhà ống,… Nên thiết kế phòng tắm thành một đường thẳng nằm trên nhau để phù hợp với phong thuỷ nhà vệ sinh. Hơn nữa, khi thiết kế đường ống nước cũng thuận tiện nhất có thể.
Xây nhà vệ sinh ở cuối hành lang
Đặt nhà vệ sinh ở cuối hành lang là điều tối kỵ trong phong thuỷ nhà vệ sinh. Bởi hành lang nơi các dòng khí sẽ lưu chuyển, lưu thông khí giữa các không gian khác nhau. Nếu thiết kế nhà vệ sinh ở cuối hành lang sẽ khiến những uế khí theo các dòng lưu chuyển lan ra toàn bộ ngôi nhà. Nếu duy trì tình trạng này lâu dần, gia chủ sẽ mất dần khí vận mà chuyển sang nhận những dòng khí tiêu cực được tích lũy ở khu vực này.
(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!