Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

7 nhóm người không nên ăn măng, kẻo gây hại sức khỏe

Kinhtedothi - Măng là một món ăn quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, măng lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe của một số nhóm người nhất định. Dưới đây là những nhóm người không nên ăn măng.

Người bị dị ứng

Nếu có dấu hiệu dị ứng sau khi ăn măng như ngứa, đau rát, hoặc khó khăn trong việc thở - dấu hiệu có thể cơ thể phản ứng với măng không nên ăn tránh ảnh hưởng sức khỏe.

Nhóm người không nên ăn măng, kẻo gây hại sức khỏe

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Người có vấn đề về thận

Báo Lao động dẫn nguồn trang Health cho biết, măng chứa oxalates, một loại hợp chất có thể tạo ra tinh thể trong nước tiểu và gây ra vấn đề về thận. Những người có tiền sử về sỏi thận hoặc vấn đề thận nên hạn chế ăn măng.

Trẻ tuổi dậy thì

Măng tre chứa một lượng lớn chất khó tiêu hóa là cellulose và axit oxalic. Khi kết hợp với canxi, sắt và kẽm, chúng sẽ tạo thành chất phức hợp làm cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng. Ăn nhiều măng dẫn đến tình trạng thiếu canxi dẫn đến còi xương và thiếu kẽm gây chậm phát triển nên trẻ em tuổi dậy thì cần hạn chế.

Người có vấn đề về đường huyết

Mặc dù măng có chứa chất xơ, nhưng cũng chứa một lượng đường khá cao. Người có vấn đề về đường huyết hoặc đang thực hiện chế độ ăn kiêng nên ít ăn măng.

Người có vấn đề về dạ dày

Măng có thể gây kích thích cho dạ dày do chứa axit. Những người có vấn đề về dạ dày như viêm loét dạ dày nên hạn chế ăn măng để tránh các triệu chứng không mong muốn.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên thảo luận với bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn uống của mình, đặc biệt nếu muốn ăn măng.

Người dùng aspirin

Người dùng thuốc aspirin nếu ăn măng sẽ bị kích ứng đường tiêu hóa, tổn thương niêm mạc dạ dày.

Một số lưu ý khi ăn măng

Cách chế biến cũng có thể giúp làm giảm độc tố trong măng và giúp hấp thu tốt nhất những giá trị dinh dưỡng từ loại thực phẩm này. Dưới đây là một số lưu ý khi chế biến măng được đăng trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec:

- Nên luộc măng thật kỹ và rửa lại nhiều lần với nước để giảm lượng độc tố cyanide, từ đó tránh nguy cơ hình thành axit cyanhydric, và cuối cùng là tránh gây hại cho dạ dày.

- Không nên ăn măng tươi quá nhiều và thường xuyên: Măng chứa nhiều chất xơ và nếu bạn ăn nó quá nhiều và liên tục có thể làm tăng nguy cơ chất xơ làm bít tắc ruột.

- Không nên ăn măng ngâm giấm, hoặc ăn măng xổi: Măng ngâm giấm có thể kích thích vị giác, khiến bữa cơm của bạn trở nên ngon miệng hơn. Tuy nhiên, cách chế biến này có thể tạo ra độc tố cyanide, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Ngoài ra, nếu ngâm giấm nhưng măng chưa vàng hoặc chưa chua thì tính độc hại sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
5 món ăn tối hỗ trợ giảm mỡ máu

5 món ăn tối hỗ trợ giảm mỡ máu

12 Apr, 04:57 PM

Việc lựa chọn bữa tối hợp lý, ít chất béo bão hòa, giàu chất xơ và các hợp chất thực vật có thể giúp kiểm soát mỡ máu.

Top thực phẩm ăn trong bữa sáng gây hại thận

Top thực phẩm ăn trong bữa sáng gây hại thận

12 Apr, 06:36 AM

Kinhtedothi - Thận là cơ quan bài tiết quan trọng, là một phần quan trọng trong việc duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, với nhịp sống hiện đại ngày càng nhanh, thói quen ăn uống của nhiều người gây gánh nặng lớn cho thận. Đặc biệt khi lựa chọn bữa sáng, một số thực phẩm có thể gây hại nghiêm trọng cho thận, càng ăn nhiều, thận càng yếu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ