8 lợi ích của việc học trực tuyến

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Hiện nay, việc học trực tuyến (e-learning) tại thị trường Việt Nam chưa phổ biến và vai trò của nó trong việc dạy và học chưa được đánh giá đúng mức.

KTĐT -  Hiện nay, việc học trực tuyến (e-learning) tại thị trường Việt Nam chưa phổ biến và vai trò của nó trong việc dạy và học chưa được đánh giá đúng mức.

Quan sát trên thị trường dễ dàng nhận thấy, một số nhà cung cấp dịch vụ đào tạo trực tuyến dù là ở hình thức nào thì các viện đào tạo, công ty, trung tâm cũng sử dụng việc dạy học qua Internet như là một kênh dạy và học “phụ” bên cạnh việc phương pháp dạy “truyền thống” chính (học trực tiếp tại lớp) và tính tương tác chưa cao hoặc chưa khai thác hết tiện ích của việc học  
 
 
qua Internet. Theo đó, các công ty này đầu tư hầu hết nguồn lực vào kênh truyền thống mà thôi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình huống này. Tuy nhiên, có thể xem xét nó từ hai góc độ chính như sau.

Thứ nhất là từ hướng người tiêu dùng (học viên). Học viên có thể chưa tin tưởng vào chất lượng của chương trình học do tâm lý “thấy mới tin”, nghĩa là người học thường quen với việc dạy và học ở trường lớp truyền thống như hiện nay là đến lớp học và nghe thầy cô giáo giảng bài. Ngoài ra, người học còn thích được giai tiếp với bạn bè và giáo viên “mặt đối mặt” vì như thế người học có cảm giác là dễ tiếp thu và trao đổi ý kiến hơn.

Thứ hai là từ hướng nhà cung cấp giải pháp học trực tuyến. Từ thói quen và nhu cầu của người học mà các nhà cung cấp chưa mạnh tay đầu tư vào việc phát triển các giải pháp học trực tuyến. Ngoài ra, các khóa học trực tuyến đem lại nguồn thu rất thấp cho các công ty cung cấp dịch vụ đào tạo. Có thể do các nhà cung cấp chưa nghiên cứu kỹ tâm lý và nhu cầu người học nên chưa mạnh dạn đầu tư và áp dụng công nghệ trong đào tạo trực tuyến vì nếu chỉ đơn thuần đưa công nghệ đào tạo trực tuyến thì khả năng thành công của dự án là không cao, bởi cần phải hiểu người học muốn gì.

Từ hai góc độ phân tích trên, có thể thấy do chưa nhận thấy được lợi ích của phương pháp đào tạo trực tuyến một cách khoa học, nên vai trò của e-learning chưa được thị trường, người học lẫn nhà cung cấp giải pháp, ủng hộ và phát triển nó như ở các nước phát triển. Để hiểu rõ hơn về lợi ích của việc học trực tuyến, trước hết hãy xem định nghĩa của việc học trực tuyến của một số chuyên gia quốc tế trong ngành giáo dục đào tạo.

ường toàn cầu.

Như vậy, từ các định nghĩa về việc học trực tuyến trên, chúng ta có thể thấy được 8 lợi ích của việc học trực tuyến mà tác giả của bài viết này muốn đề cập đến trong mô hình sau.

- Giảm chi phí: Với sự phát triển của Internet, hầu hết các lĩnh vực kinh doanh đều có lợi trong việc xây dựng chính sách giá cho khách hàng của mình, và dịch vụ e-learning không phải là ngoại lệ. Theo đó, chi phí khóa học sẽ được giảm đến mức đáng kể. Thông thường một học viên phải trả cho một khóa học dạy về Quản lý thương hiệu trung bình khoảng 5 triệu đồng, thì đối với một khóa học trực tuyến chi phí chỉ vào khoảng 500,000, nghĩa là chỉ 1/10. Hay một khóa học tiếng Anh có giá khoảng 3 triệu đồng thì nếu học theo kiểu e-learning, học viên chỉ phải tốn khoảng 300,000 đồng.

- Tự định hướng: Vì là khóa học trực tuyến trong một số dịch vụ, bạn có thể tự định hướng cho mình, bằng cách chọn khóa học phù hợp nhất đối với trình độ, sở thích, mục tiêu của bản thân, hoặc một công ty có thể yêu cầu công ty cung cấp dịch vụ học trực tuyến thiết kế khóa học theo yêu cầu của mình, theo định hướng hay theo nhu cầu kiến thức nhân viên.

- Tự điều chỉnh: Là một học viên học trực tuyến, bạn có thể tự điều chỉnh nhịp điệu khóa học cho mình, nghĩa là bạn có thể học từ từ hay nhanh do thời gian mình tự sắp xếp hay do khả năng tiếp thu kiến thức của mình.

- Tính linh hoạt: Tính linh hoạt của một khóa học trực tuyến là rõ ràng bởi vì bản chất của Internet, nền tảng của công nghệ cho việc học trực tuyến là linh hoạt. Từ khi đăng ký học đến lúc hoàn tất bạn có thể học theo thời gian biểu mình định ra. Không bị gò bó bởi thời gian và không gian lớp học dù bạn vẫn đang ở trong lớp học “ảo”. Tính linh hoạt còn thể hiện ở “tự định hướng” và “tự điều chỉnh” như trình bày ở phần trên.

- Tính đồng bộ: Giáo trình và tài liệu của các khóa học trực tuyến là có tính đồng bộ cao vì các hầu hết học trình cùng tài liệu được soạn thảo và đưa vào chương trình dạy được xem xét và đưa lên trang trực tuyến từ ban đầu. Do vậy, tính đồng bộ được đảm bảo.

- Tương tác và hợp tác: Học trực tuyến bạn có thể giao lưu và tương tác với nhiều người cùng lúc. Bạn cũng có thể hợp tác với bạn bè trong nhóm học trực tuyến để thảo luận và làm bài tập về nhà. Ngày nay, việc tương tác và hợp tác trên Internet là phổ biến qua forum, blog, Facebook… và bạn có thể tận dụng Internet để “vừa làm vừa học vừa chơi”.

- Hiệu quả: Học trực tuyến giúp học viên là cá nhân và công ty không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn đáp ứng đúng với nhu cầu của mình.

- Dễ tiếp cận và thuận tiện: Dịch vụ học trực tuyến dựa trên công nghệ là Internet, vì vậy việc tiếp cận rất dễ dàng. Bạn có thể tiếp cận và học bất cứ nơi đâu. Đây cũng chính là tính thuận tiện của việc học trực tuyến.

Vấn đề là các nhà cung cấp dịch vụ e-learning cần chọn định hướng cho dịch vụ của mình là gì để tồn tại và phát triển trong thời gian tới khi mà sẽ có nhiều nhà cung cấp dịch vụ này ra đời. Tất cả chúng ta đều mong muốn có càng nhiều trang trực tuyến dạy và học như vậy để cung cấp kiến thức cho xã hội một cách hiệu quả nhất. Một định hướng, hay một ý tưởng hay cho một trang trực tuyến là cần thiết mà các nhà cung cấp dịch vụ e-learning chắc sẽ tìm ra để phục vụ cho xã hội trong những năm tới.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần