Cà chua là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng và lành mạnh, có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa và điều trị bệnh suy nhược, chống chống nhiễm trùng... Tuy nhiên, cũng như rất nhiều thực phẩm khác, cà chua chỉ thực sự tốt khi được sử dụng đúng cách.
Loại bỏ hạt, cuống: Hạt cà chua khi ăn vào khó tiêu hóa, nếu thường xuyên ăn hạt cà chua sẽ dễ gây viêm ruột thừa, táo bón, dễ biến chứng thành thắt ruột, không lợi cho sức khỏe, nhất là với trẻ em. Tuy nhiên, thì hạt cà chua cũng có nhiều tác dụng tốt như giúp xương chắc khỏe, tăng cường thị lực... Trong khi đó, cuống và lá cà chua tuyệt đối nên cắt bỏ để phòng ngộ độc.
Không ăn cà chua xanh: Cà chua có chứa loại độc tố là tomatidihe. Khi cà chua chín đỏ, hàm lượng tomatidine chỉ còn rất nhỏ. Ăn cà chua xanh dễ bị ngộ độc bởi trong cà chua xanh có chứa chất độc solanine, khiến khoang miệng có cảm giác đắng chát kèm theo đó là triệu chứng chóng mặt, buồn nôn khi ăn phải. Đặc biệt nếu ăn sống cà chua xanh thì khả năng ngộ độc càng cao hơn.
Không nấu bằng xoong nhôm, gang: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu bạn sử dụng xoong, chảo bằng nhôm, gang để nấu cà chua sẽ khiến các axit trong cà chua kết hợp với nhôm, gang gây ra những phản ứng hóa học không tốt cho sức khỏe.
Không bảo quản trong tủ lạnh: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cà chua không giữ được lâu ở nhiệt độ dưới 10 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ trung bình trong tủ lạnh gia đình là khoảng 4,4 độ C. Cà chua để trong tủ lạnh sẽ bị mất đi rất nhiều vitamin và khoáng chất. Đồng thời hương vị đặc trưng của cà chua cũng bị ảnh hưởng.
Không ăn thường xuyên: Cà chua chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, nhưng ăn quá nhiều cà chua lại dễ gây ra bệnh sỏi thận. Nguyên nhân là do, trong loại quả này chứa hàm lượng cao axit oxalic.
Không ăn khi bạn uống thuốc chống đông máu: Cà chua chứa rất nhiều vitamin K. Tác dụng chính của vitamin K là xúc tác cho sự tổng hợp của prothrombin và coagulin trong gan. Vì vậy, nếu ăn cà chua khi dùng thuốc chống đông, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc này.
Không ăn cà chua khi mắc bệnh gút: Nguyên nhân gây ra bệnh gút là do rối loạn chuyển hóa purin làm tăng acid uric trong máu. Trong khi đó cà chua lại là một thực phẩm có chứa hàm lượng purin khá lớn. Nếu ăn cà chua khi mắc bệnh gút sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C có trong cà chua cũng sẽ gây ra phản ứng kết tủa khi gặp axit uric vô cùng tai hại.
Hạn chế ăn khi mắc sỏi thận: Theo các chuyên gia thì những người bị sỏi thận, sỏi mật nếu muốn ăn cà chua thì chỉ nên ăn một lượng nhỏ. Vì cà chua có thể sẽ làm tăng kích thước của sỏi thận và sỏi mật lên do nó chứa hàm lượng kali và vitamin C lớn.
Cách chọn cà chua ngon: Quan sát kỹ phần cuống, nếu cuống còn tươi xanh, dùng tay kéo nhẹ vẫn dính chặt vào phần trái, mà trái đã chín tức là trái chín cây.
Cà chua chín tự nhiên thường có màu đỏ, vỏ quả căng mọng và nếu để ý kỹ có thể nhìn thấy những nhũ lấm tấm ở thịt quả qua vỏ. Khi sờ vào những trái cà chua chín cây thường có cảm giác hơi mềm. Bổ quả cà chua ra thấy hạt màu trắng vàng chứ không xanh, ruột cũng chín đỏ, chín mềm và có bột.