70 năm giải phóng Thủ đô

Ấn Độ: Đầu hè đã có 160 người thiệt mạng vì nắng nóng

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đợt nóng đầu hè đã khiến ít nhất 160 người tại miền nam và miền đông Ấn Độ thiệt mạng, cuộc sống người dân khu vực bị đảo lộn.

Tại bang miền Nam Ấn Độ Telangana, 60 người đã thiệt mạng vì nắng nóng. Nền nhiệt tại bang này đã ở mức cao nhất kể từ tháng 4/2006 và nhiều khả năng số người tử vong vì nắng nóng sẽ tiếp tục tăng cao trong những ngày tới.
Mới đầu hè đã có 160 người thiệt mạng tại các bang đông nam Ấn Độ.
Mới đầu hè đã có 160 người thiệt mạng tại các bang đông nam Ấn Độ.
Ít nhất 45 người tử vong ở bang Andhra Pradesh, 55 người thiệt mạng do nắng nóng ở bang láng giềng Orissa. Hầu hết những người thiệt mạng đều là nông dân, người lao động nặng. 
Thống kê sơ bộ của chính phủ Ấn Độ cho thấy, ít nhất 330 triệu người đã bị ảnh hưởng bởi đợt nắng nóng này và con số có thể gia tăng. Nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh ngoài trời phải tạm ngưng ở nhiều bang Ấn Độ, lệnh cấm các công trình xây dựng làm việc vào thời gian nóng nhất trong ngày đã được lãnh đạo bang Orissa ban bố.
Phụ nữ Ấn Độ phải chắt chiu từng giọt nước trong mùa nắng nóng.
Phụ nữ Ấn Độ phải chắt chiu từng giọt nước trong mùa nắng nóng.
Đợt nắng nóng này đã buộc các trường học phải đóng cửa chỉ 2 tuần trước khi kết thúc năm học và bắt đầu kỳ nghỉ hè. Trong một biện pháp khẩn cấp, bang Orissa đã ra lệnh các trường học tiếp tục đóng cửa cho đến ngày 26/4.
Thời điểm nóng nhất ở Ấn Độ là tháng 5 và tháng 6, nhưng hiện nay một số bang đã ghi nhận nhiệt độ vượt 40 độ C. Diễn biến này khiến nhiều chuyên gia cảnh báo Ấn Độ có thể sẽ phải đối mặt với năm nóng nhất thế kỷ.
Người lao động phải nghỉ ngơi trong bóng râm trong những giờ nắng nóng cao điểm.
Người lao động phải nghỉ ngơi trong bóng râm trong những giờ nắng nóng cao điểm.
Năm 2015 được ghi nhận là năm nóng kỷ lục thứ 3 kể từ năm 1901 và khiến ít nhất 2.500 người thiệt mạng. 9 năm nóng khắc nghiệt khác được ghi nhận tại Ấn Độ là 2009, 2010, 2003, 2002, 2014, 1998, 2006 và 2007.

Các đợt nắng nóng này khiến chính quyền New Dehli phải ban bố tình trạng khẩn cấp và đối mặt với "thảm họa" khô hạn. Tác động tiêu cực của hiện tượng El Nino nhiều khả năng sẽ buộc Ấn Độ phải có đối sách khẩn cấp và triệt để hơn để giảm thiểu thiệt hại của nắng nóng.