Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

An toàn lao động: Tăng mức phạt vẫn khó thực hiện

KTĐT - Người sử dụng lao động và cả người lao động sẽ bị phạt tới 30 triệu đồng nếu có những vi phạm trong sử dụng lao động và trong lao động. Riêng doanh nghiệp vi phạm còn bị nêu tên trên các phương tiện truyền thông.

KTĐT - Người sử dụng lao động và cả người lao động sẽ bị phạt tới 30 triệu đồng nếu có những vi phạm trong sử dụng lao động và trong lao động. Riêng doanh nghiệp vi phạm còn bị nêu tên trên các phương tiện truyền thông.

Đây là những điểm đáng chú ý của Nghị định 47 quy định xử phạt hành chính về vi phạm pháp luật lao động do Chính phủ ban hành (thay thế Nghị định số 113/2004/NĐ-CP) có hiệu lực từ ngày 25/6 vừa qua.

Tuy vậy, qua hơn nửa tháng thực hiện Nghị định mới cho thấy, để xử phạt các doanh nghiệp vi phạm cũng không dễ. Và các lỗi hành vi vi phạm luật pháp lao động vẫn diễn ra hàng ngày trên các công trường, xí nghiệp sản xuất.

Tăng nhưng chưa đủ răn đe

Điểm mới trong Nghị định 47 vừa ban hành là số tiền phạt tăng 10 triệu đồng so với lỗi hành vi ở Nghị định cũ.

Theo đó, người sử dụng lao độngsẽ bị phạt tới 30 triệu đồng nếu có những hành vi vi phạm, như: thử việc quá 60 ngày đối với lao động có chuyên môn, khấu trừ lương của người lao động không cho biết lý do, hoặc khấu trừ quá 30% tiền lương, không trả hoặc trả không đầy đủ tiền trợ cấp mất việc cho người lao động, trả lương cho người lao động thấp hơn mức tối thiểu…

Ngược lại, người lao động có thể bị xử phạt từ 300.000 đồng - 30 triệu đồng, nếu có các hành vi: lợi dụng đình công để phá hoại máy móc, thiết bị, tài sản của doanh nghiệp;  gây rối, làm mất an ninh trật tự, an toàn công cộng trong khi đình công…

Riêng với lao động là người nước ngoài, Nghị định 47 quy định một số nội dung rất cụ thể, sát sườn với những vi phạm liên tục gặp phải trong thời gian qua, như: lao động hành nghề y, dược tư nhân, trực tiếp khám chữa bệnh mà không có đủ điều kiện theo quy định. Hình thức xử phạt cao nhất với đối tượng này làtrục xuất khỏi Việt Nam.

Ngoài ra, doanh nghiệp vi phạm còn bị nêu tên trên các phương tiện truyền thông. Ông Bạch Quốc Việt, Trưởng phòng An toàn lao động (Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội) cho rằng, đây có lẽ là biện pháp có sự răn đe lớn nhất, bởi nếu bị nêu tên, thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp suy giảm, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh.

“Còn mức phạt 30 triệu đồng, theo tôi với những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ thì mới chỉ đủ cảnh cáo, chứ đối với các doanh nghiệp lớn thì còn quá nhẹ, chưa đủ răn đe thực sự”, ông Việt nói.

Khó thực hiện phạt

Theo ghi nhận tại rất nhiều công trình xây dựng nhà ở, văn phòng trên một số tuyến đường tạiHà Nội cho thấy, hầu như đều không có lưới che chắn bảo vệ công trình, công nhân không có bảo hộ lao động…

Quan sát của Vietnam+ cho thấy, người lao động cũng “dũng cảm” hóa thân thành những người nhện khi treo mình xây, trát không dây bảo hiểm. Họ hoặc đứng, ngồi, hay thậm chí nằm bò ra trên những dàn giáo chằng chịt.

Nếu chiếu theo Nghị định 47 thìmức phạt đối với các hành vi này tăng đến 20 triệu đồng đối với người sử dụng lao động và 1 triệu đồng đối với người lao động.

Tuy nhiên, thực tế là vẫn chưa có trường hợp nào bị phạt và việc giám sát để xử phạt xem ra còn khó khăn hơn.

Giải thích cho việc vi phạm luật lao động vẫn diễn ra tràn lan tại các công trình xây dựng, ông Việt cho rằng Nghị định mới tuy quy định mức phạt cao hơn, cũng có nhiều ràng buộc với người sử dụng lao động nhưng khi thực thi thì lại rất khó.

Theo ônng Việt, khó thực hiện do không có đủ người giám sát. Hiện tại trên địa bàn Hà Nội có khoảng trên 40 nghìn doanh nghiệp có sử dụng lao động cần công tác bảo hộ lao động theo luật, thế nhưng mỗi năm các đơn vị chức năng chỉ kiểm tra được khoảng trên 700 doanh nghiệp!

Tương tự Hà Nội là Thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn này có trên 40 nghìn sử dụng lao động cùng 100 nghìn doanh nghiêp thương mại, hơn 200 nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh. Đó là chưa kể mỗi năm còn có vài chục ngàn cơ sở được thành lập, các văn phòng đại diện. Do đó, theo tính toán của Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, để kiểm tra hết số doanh nghiệp trên địa bàn, phải cần thêm… 60 năm nữa.

Vậy nên, ông Việt kiến nghị ngoài các chuyên viên về an toàn lao động và lực lượng thanh tra, Sở nên tăng thẩm quyền cho cán bộ chuyên trách lao động trực thuộc quận, huyện cũng có thể tham gia kiểm tra và xử phạt vi phạm lao động tại địa bàn huyện đó.

Tuy nhiên, nhìn nhận việc thực thi Nghị định 47, ông Phạm Gia Lượng, Phó Cục trưởng Cục An toàn Lao động lại đưa ra nhận xét việc khó thực hiện nằm ngay trong nội dung của văn bản Nghị định này.

Ông Lượng kiến nghị điểm buộc thội việc người lao động mà ko thông qua ban chấp hành công đoàn sẽ bị xử phạt thì hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp không có tổ chức này sẽ rất khó thực hiện. Hay như, phạt lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng chủ sử dụng lao động ở nước ngoài cũng khó thực hiện luật lao động...

Ngoài ra, ông Lượng nhấn mạnh nội dung thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành như thanh tra xây dựng, thanh tra giao thông.

Thực tế cho thấy, để nắm bắt những hành vi vi phạm luật lao động thì chính những thanh tra chuyên ngành là người sẽ nắm vấn đề rõ nhất. “Tuy nhiên Nghị định mới này lại không quy trách nhiệm rõ ràng và có cơ chế tương xứng để lực lượng này có thể xử phạt các doanh nghiệp vi phạm,” ông Lượng đưa ra nhận định.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần từ 1/7/2025

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần từ 1/7/2025

06 May, 07:11 AM

Kinhtedothi – Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng và căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội khi đóng từ năm 2014 trở đi.

Ghi nhận xứng đáng cho người phụ nữ hết lòng vì cộng đồng

Ghi nhận xứng đáng cho người phụ nữ hết lòng vì cộng đồng

05 May, 08:17 PM

Kinhtedothi - Bà Vương Thị Hồng Thanh - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Tân Đông Hiệp, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương là một trong những cá nhân được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tặng Bằng khen nhờ có thành tích xuất sắc trong việc góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Tử vi 12 cung hoàng đạo 6/5/2025: cơ hội nhận dự án lớn

Tử vi 12 cung hoàng đạo 6/5/2025: cơ hội nhận dự án lớn

05 May, 04:46 PM

Kinhtedothi -  Sự nghiệp khá tốt, nếu thấy điều gì bất hợp lý, nhất là liên quan đến lợi ích cá nhân thì đừng làm ngơ, nếu để người khác lấn át thì sau này sẽ càng khó sống. Tài lộc ổn, chú ý duy trì cân bằng thu chi là đủ.

Hướng dẫn mới nhất về xác định đối tượng nghỉ hưu trước tuổi

Hướng dẫn mới nhất về xác định đối tượng nghỉ hưu trước tuổi

05 May, 02:42 PM

Kinhtedothi - Thực hiện mục tiêu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Bộ Nội vụ mới ban hành Hướng dẫn nội dung này.

Lào Cai: những con số ấn tượng trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Lào Cai: những con số ấn tượng trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

05 May, 12:11 PM

Kinhtedothi - Trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tỉnh Lào Cai tiếp tục khẳng định sức hút mạnh mẽ trên bản đồ du lịch và kinh tế đối ngoại của cả nước. Với lượng du khách tăng đột biến cùng kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc kỳ vọng, những con số ấn tượng không chỉ phản ánh sự phát triển mạnh mẽ mà còn cho thấy tiềm năng tăng trưởng bền vững của địa phương vùng biên này.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ