Ấn tượng nghệ thuật Trúc Chỉ Huế

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong chuỗi các hoạt động chào đón Festival Huế 2016 với chủ đề 710 năm Thuận Hóa – phú Xuân – Thừa Thiên Huế: Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển.

Sáng ngày 29/4 tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Nghệ thuật thị giác: Trúc chỉ - Điện Long An”.

Trúc Chỉ là một dự án nghiên cứu, một loại hình nghệ thuật thủ công trên giấy do họa sĩ Phan Hải Bằng, Giảng viên trường Đại học Nghệ thuật Huế cùng các đồng sự khởi lập từ năm 2000. qua nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu, tìm tòi tác giả và nhóm cộng sự đã cho ra đời sản phẩm Trúc Chỉ dựa trên quy trình chế tác giấy thủ công từ rơm, mía, chuối và tre…trên nền của vật liệu trúc chỉ các tác phẩm về nghệ thuật tạo hình và nghệ thuật ứng dụng được triển khai.
Ấn tượng nghệ thuật Trúc Chỉ Huế - Ảnh 1
Tháng 4/2012 dự án nghiên cứu được lấy tên “Trúc Chỉ” cùng với triển lãm được ra mắt đầu tiên tại Huế. Trải qua nhiều lần triển lãm, trưng bày trên toàn quốc hay ở Festival Huế. Nghệ thuật Trúc Chỉ điều được đánh giá cao, là loại hình nghệ thuật đậm nét truyền thống, gần gũi với văn hóa dân gian, giàu sự gia công, sáng tạo nhưng cũng rất tinh tế, thanh cao.

 Khái niệm “Trúc chỉ” được xây dựng trên cơ sở “phép cộng và sự trở về”.

 “Sự trở về” được khai thác từ năng lượng truyền thống, làng nghề, văn hóa, nghệ thuật. Trong khi đó “phép cộng” là sự cập nhật các đời sống hiện đại, kết hợp khoa học công nghệ để xây dựng nên những giá trị mới thích ứng với nhịp sống hiện đại mà vẫn mang đậm tinh thần dân tộc.

Họa sĩ Phan Hải Bằng cho biết: “ Từ ý niệm ban đầu về giấy để trở thành một ứng dụng khác, Trúc chỉ được ra đời nhằm thay đổi bản chất, quan điểm về giấy không chỉ để thi triển các thao tác nghệ thuật, mà bản chất của Trúc Chỉ đã thoát khỏi thân phận làm nền để trở thành một nghệ thuật mà không cần sự can thiệp bằng tác phẩm”.

Để chứng minh cho tính nghệ thuật của Trúc Chỉ, họa sĩ Phan Hải Bằng đã viện dẫn câu nói của vua Khải Định,“ Đặc trưng của một dân tộc được phản ánh qua các tác phẩm nghệ thuật đó là tấm gương phản chiếu về đời sống xã hội, nghi lễ, chính trị, và hình ảnh tâm hồn của dân tộc đó”.

Trên tinh thần kế thừa truyền thống dân tộc, nhân văn của các vua triều Nguyễn, Họa sĩ Phan Hải Bằng và đồng nghiệp đã tạo được cảm hứng cho các tác phẩm nghệ thuật Trúc Chỉ trưng bày tại triển lãm.

Nội dung của chương trình triển lãm gồm có ba phần, thứ nhất là 20 bức pháp của thần kinh nhị thập cảnh( 12 thắng cảnh của Huế) được chuyển tải lên Trúc Chỉ tại khuân viên, hai là hoa văn đặc trưng của Điện Long An được đặt trong không gian trưng bày và ba là những hình ảnh biến thiên lịch sử được thể hiện bằng công nghệ hiện đại.

Buổi triển lãm đã thu hút được nhiều bạn trẻ và đông đảo du khách đến thăm quan, thưởng ngoạn loại hình nghệ thuật độc đáo của xứ Huế. Dự kiến triển lãm sẽ mở cửa đón khách trong suốt thời gian diễn ra Festival Huế 2016.

Một số hình ảnh buổi triển lãm:
                   Ấn tượng nghệ thuật Trúc Chỉ Huế - Ảnh 2Ấn tượng nghệ thuật Trúc Chỉ Huế - Ảnh 3
Ấn tượng nghệ thuật Trúc Chỉ Huế - Ảnh 4Ấn tượng nghệ thuật Trúc Chỉ Huế - Ảnh 5Ấn tượng nghệ thuật Trúc Chỉ Huế - Ảnh 6

Ấn tượng nghệ thuật Trúc Chỉ Huế - Ảnh 7Ấn tượng nghệ thuật Trúc Chỉ Huế - Ảnh 8          

 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần