Từ ngày 6/1 - 7/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam họp ở Hong Kong (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã mở ra thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam - thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội; là bước ngoặt vô cùng quan trọng của lịch sử cách mạng Việt Nam, quyết định sự phát triển của dân tộc. (Ảnh: Tranh tư liệu/TTXVN) |
Phong trào Xô Viết-Nghệ Tĩnh, đỉnh cao của cao trào cách mạng 1930-1931 tuy thất bại nhưng đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam, là cuộc tổng diễn tập đầu tiên cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) |
Ngày 23/11/1940, cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ bùng nổ ở nhiều tỉnh Nam bộ. Cùng với khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kỳ là "những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc”, là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thể hiện sức mạnh quật khởi, lòng tin tưởng và sẵn sàng hy sinh của nhân dân các tỉnh Nam Bộ trong cuộc đấu tranh giành tự do, độc lập. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) |
Ngày 28/1/1941, Bác Hồ từ Trung Quốc về nước và ở tại Pác Bó (Cao Bằng), trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Ảnh: Tranh tư liệu/TTXVN) |
Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo ở châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy, trực tiếp tham gia chiến đấu bên cạnh các cơ sở, lực lượng dân quân ở các địa phương, đóng vai trò nòng cốt, quyết định sự thành công của Cách mạng Tháng Tám. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) |
Nhân dân huyện Ba Tơ tham gia đánh chiếm đồn Ba Tơ ngày 11/3/1945. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) |
Đội du kích Ba Tơ thành lập ngày 14/3/1945 sau ngày khởi nghĩa Ba Tơ (Quảng Ngãi) nổ ra và giành thắng lợi (11/3/1945), thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân, là lực lượng nòng cốt, trực tiếp tham gia chiến đấu trong tổng khởi nghĩa ở miền Trung, góp phần vào thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) |
Ngày 15/5/1945, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân hợp nhất với tên gọi mới là Việt Nam Giải phóng quân, trở thành lực lượng nòng cốt hỗ trợ cho lực lượng chính trị của quần chúng cách mạng làm Cách mạng tháng Tám thành công. Trong ảnh: Đội Cứu quốc quân tập luyện tại hang Lùng Đán, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) |
Ngày 1/6/1945, tổ chức Thanh niên Tiền phong ra đời ở Nam Bộ. Đây là phong trào thanh niên hoạt động theo định hướng của Đảng, có vai trò tích cực trong quá trình vận động, tập hợp lực lượng thanh niên chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) |
Lán Nà Nưa (Tuyên Quang) - nơi Bác Hồ làm việc trong những ngày ở chiến khu Việt Bắc. Những văn kiện, chỉ thị, các chủ trương kế hoạch đều được Bác khởi thảo từ căn lán này. Tại đây, Bác Hồ đã triệu tập hội nghị cán bộ ngày 4/6/1945, quyết định thống nhất chiến khu thành Khu giải phóng Việt Bắc, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời và thống nhất các lực lượng vũ trang thành Quân giải phóng. (Ảnh: TTXVN) |
Cách mạng Tháng Tám được tiến hành trong bối cảnh quốc tế có những thuận lợi nhất định. Chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật đã bị đánh bại, phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức và của các lực lượng tiến bộ trên thế giới phát triển mạnh. Trong ảnh: Hồng quân Liên Xô tấn công, tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật tại Mãn Châu (Trung Quốc), giải phóng Đông Bắc Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, dẫn đến việc phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiệnngày 14/8/1945, chính thức kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai, là điều kiện khách quan hết sức thuận lợi cho việc nắm thời cơ để Đảng phát động toàn dân vùng lên giành độc lập. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) |
Từ ngày 14 đến ngày 18/8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam… Trong ảnh: Ngày 14/8/1945, đội du kích Ba Tơ tiến về thị xã Quảng Ngãi, cùng nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) |
Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân trào thông qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh tổng khởi nghĩa”; quy định quốc kỳ, quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Trong ảnh: Đình Tân Trào, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), nơi diễn ra Đại hội Quốc dân do Việt Minh triệu tập, ngày 16/8/1945. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) |
Từ ngày 14 - 18/8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam... Trong ảnh: Tại Thái Nguyên, trong ngày 16/8, đội Việt Nam Giải phóng quân do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy tiến về thị xã và sáng 20/8 đã bao vây, tấn công phát xít Nhật, giải phóng thị xã Thái Nguyên. Chiều cùng ngày, tại đây đã diễn ra cuộc mít tinh lớn, Ủy ban khởi nghĩa tuyên bố xóa bỏ bộ máy chính quyền cũ, lập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Thái Nguyên.(Ảnh: Tư liệu/TTXVN) |
Ngày 19/8/1945, sau cuộc míttinh tại Quảng trường Nhà hát Lớn, quần chúng nhân dân Thủ đô đã đánh chiếm Bắc Bộ phủ, cơ quan đầu não của chính quyền tay sai Pháp ở Bắc Bộ. Cách mạng Tháng Tám là một bài học lịch sử, mở ra một thời đại mới ở Việt Nam, thời đại nhân dân Việt Nam làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của chính mình. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) |
Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam; là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Trong ảnh: Quần chúng nhân dân Thủ đô đánh chiếm Bắc Bộ phủ, cơ quan đầu não của chính quyền tay sai Pháp ở Bắc Bộ, ngày 19/8/1945. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) |
Cách mạng Tháng Tám thắng lợi mở ra một thời đại mới ở Việt Nam - thời đại nhân dân Việt Nam làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của chính mình dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong ảnh: Không khí Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/8/1945. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) |
Những ngày Tháng Tám sôi sục ở Thủ đô Hà Nội. Cách mạng Tháng Tám mở ra một thời đại mới ở Việt Nam, thời đại nhân dân Việt Nam làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của chính mình. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) |
Ngày 19/8/1945, cả Thủ đô ngập tràn cờ đỏ sao vàng. Hàng chục vạn người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận theo các ngả đường kéo về quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội dự cuộc mít tinh lớn chưa từng có của quần chúng cách mạng, hưởng ứng cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) |
Cách mạng Tháng Tám thành công là do tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí quật cường của các tầng lớp nhân dân ta, một lòng đi theo Đảng và được Đảng lãnh đạo qua các cuộc tổng diễn tập, đã quyết vùng lên giành độc lập cho dân tộc. Trong ảnh: Không khí Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/8/1945.(Ảnh: Tư liệu/TTXVN) |
Tại Hải Phòng, nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền vào ngày 23/8/1945. Trước đó, vào ngày 18/8, nhân dân ở 4 tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam nổi dậy giành chính quyền ở tỉnh lỵ thành công. Đây là các tỉnh giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) |
Ngày 23/8/1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và ở Bắc Cạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu... Trong ảnh: Nhân dân Thừa Thiên - Huế tham gia giành chính quyền và kéo vào cửa Thượng Tứ ngày 23/8/1945, ngày cách mạng thắng lợi tại Huế. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) |
Ngày 23/8/1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và ở Bắc Cạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu... Trong ảnh: Nhân dân Thừa Thiên - Huế tham gia giành chính quyền và kéo vào cửa Thượng Tứ ngày 23/8/1945, ngày cách mạng thắng lợi tại Huế. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) |
Ngày 25/8/1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn - Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre... Trong ảnh: Tại Sài Gòn, ngày 25/8, hơn một triệu quần chúng nội thành và ven đô cùng một số tỉnh lân cận tiến hành mít tinh, tuần hành vũ trang khổng lồ, lật đổ chính quyền phát xít Nhật. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) |
Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân. Trong ảnh: Nhân dân Cần Thơ khởi nghĩa giành chính quyền ngày 26/8/1945. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) |
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công mau lẹ do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng, có ý nghĩa quyết định là sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, khéo léo của Đảng; là sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta một cách đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng tạo. Trong ảnh: Ngày 28/8/1945, đoàn Giải phóng quân ở Việt Bắc về duyệt binh ở Quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Bá Khoản/TTXVN) |
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) lịnh sử, trước cuộc mít tinh của gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Trong ảnh: Đội Việt Nam Giải phóng quân trong ngày 2/9/1945 tại Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Bá Khoản/TTXVN) |
Đông đảo nhân dân tập trung tại Quảng trường Ba Đình nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc Lập ngày 2/9/1945. Đại biểu cho cả dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định những tư tưởng về quyền con người đã được ghi trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 và bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1789 là ''những tư tưởng bất hủ'', những 'lẽ phải không ai chối cãi được'. Dân tộc có được độc lập thì con người mới có thể có tự do, hạnh phúc. Không thể có được quyền con người, quyền công dân khi quyền độc lập của dân tộc bị chà đạp. Đó cũng là tư tưởng bất hủ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ra với cả thế giới ngay khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời.(Ảnh: Tư liệu/TTXVN) |
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn hơn 80 năm nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) |
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người khẳng định những tư tưởng về quyền con người đã được ghi trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 và bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1789: Dân tộc có được độc lập thì con người mới có thể có tự do, hạnh phúc; Không thể có được quyền con người, quyền công dân khi quyền độc lập của dân tộc bị chà đạp. Đó cũng là tư tưởng bất hủ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ra với cả thế giới ngay khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) |