80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Anh chuẩn bị thủ tục pháp lý để kích hoạt Brexit

Kinhtedothi – Chính phủ Anh đang chuẩn bị thủ tục pháp lý để tiến hành kích hoạt việc rời Liên minh châu Âu (EU) hay còn gọi là Brexit.
 Anh đang chuẩn bị thủ tục pháp lý cho tiến trình Brexit.

Trước đó, kế hoạch của Thủ tướng Theresa May về việc sẽ tiến hành các thủ tục cho vụ “ly hôn” lịch sử với EU vào cuối tháng 3/2017 đã bị “giáng một đòn” mạnh khi Tòa Thượng thẩm Anh đưa ra phán quyết rằng, chính quyền London không thể kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon nếu không có sự chấp thuận của Quốc hội Anh. Tuy nhiên, Thủ tướng Anh mới đây đã tuyên bố, tiến trình kích hoạt Brexit vẫn đúng như dự kiến, song có thể chậm hơn một chút.

Thủ tướng Theresa May được cho là sẽ thực hiện những gì mà bà gọi đó là “ý nguyện của người dân”. Phát ngôn viên của Thủ tướng Anh đã từ chối bình bình luận thêm về kế hoạch kích hoạt cụ thể, song cũng cho biết chính phủ Anh sẽ tập trung vào việc thuyết phục Tòa Thượng thẩm trong tháng 12/2016.

Giới truyền thông địa phương dẫn nguồn tin cho biết, chính quyền Thủ tướng Theresa May đang chuẩn bị một dự luật và sẽ được xem xét bởi cả hai nghị viên Quốc hội về tiến trình Brexit. Trước đó, những người ủng hộ việc Anh ở lại khối EU đều hy vọng phán quyết của Tòa Thượng thẩm sẽ phần nào làm mềm những điều khoản trong cuộc “ly hôn” giữa Anh và EU. Ngược lại, những bên ủng hộ Brexit thì đã đưa ra những bình luận cho rằng, phán quyết trên đang đi ngược lại kết quả của cuộc trưng cầu dân ý.

Phát ngôn viên Thủ tướng Anh cho biết, chính phủ đang chuẩn bị những “lập luận mang tình pháp lý mạnh mẽ” để giành chiến thắng trước Tòa Thượng thẩm.

Trước đó, đại diện chính phủ Anh cho biết sẽ kháng cáo quyết định của Tòa án Thượng thẩm trao quyền cho Quốc hội quyết định việc khởi động tiến trình Brexit. Những gì đang diễn ra tại nước Anh hiện nay cho thấy đang tồn tại những mâu thuẫn mới trong giới thượng tầng chính trị tại Anh. Điều này, phần nào phản ánh sự bối rối và thiếu nhất quán trong việc xử lý vấn đề Brexit ở quốc gia này.

Đây được coi là một cuộc chiến giữa hai nhánh quyền lực của nước Anh, một bên là hành pháp mà đại diện là chính phủ của Thủ tướng Theresa May và một bên là lập pháp, tức Nghị viện Anh, nói chính xác hơn có thể xem là một tranh cãi về Hiến pháp.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ