80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Anh gửi “tối hậu thư” điều kiện ở lại EU

Kinhtedothi - Thủ tướng Anh David Cameron vừa đưa ra danh sách những việc Liên minh châu Âu (EU) cần phải làm để “giữ chân” quốc gia này.
Không phải đến bây giờ cuộc tranh luận về việc đi hay ở EU của nước Anh mới nóng lên. Trong khi Liên đoàn Công nghiệp Anh (CBI) cho rằng, khi là thành viên của EU, Anh có được hưởng lợi ích kinh tế lên đến 78 tỷ Bảng (117 tỷ USD)/năm, thì các ý kiến khác lại nhấn mạnh, để có được lợi ích đó, Anh phải đóng góp hơn con số gấp nhiều lần.
Thủ tướng Anh vừa đưa ra "tối hậu thư" yêu cầu EU cải cách nếu muốn giữ chân quốc gia này.
Thủ tướng Anh vừa đưa ra "tối hậu thư" yêu cầu EU cải cách nếu muốn giữ chân quốc gia này.
Trong “tối hậu thư” Thủ tướng Cameron đưa ra, có 4 yêu cầu cấp thiết là:
Một là kiểm soát người di cư. Chính quyền London muốn lượng người di cư được hạn chế ở mức độ nhất định. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng tới kinh tế khu vực do người di cư thường chỉ quan tâm đến trợ cấp được hưởng. Tuy nhiên, yêu cầu này vi phạm nguyên tắc quan trọng của EU – tự do di chuyển.

Hai là tăng cường vai trò của quốc hội các nước thành viên trong quá trình xây dựng luật tại Nghị viện châu Âu (EP). Thủ tướng Cameron cho rằng, 19/27 nước sử dụng đồng tiền chung Euro đang nắm giữ quyền lực chính trong Hội đồng châu Âu, khiến Anh và các nước khác trở nên ít có tiếng nói trong Liên minh.

Ba là tăng tính cạnh tranh trên toàn EU, trong đó có biện pháp cắt giảm chi phí kinh doanh. Thủ tướng Anh muốn EU cắt giảm các biện pháp pháp lý “không cần thiết”, đẩy nhanh các cuộc đàm phán thỏa thuận lớn với Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á.

Bốn là không ép buộc các nước trong khối. Cụ thể, các văn kiện hợp tác của khối sẽ không áp dụng cho Anh. Hơn nữa, Quốc hội các quốc gia thành viên phải được củng cố quyền lực.

Trước đó, Thủ tướng Cameron cam kết sẽ tiến hành trưng cầu ý dân trước cuối năm 2017 để cử tri "xứ sở sương mù" quyết định việc nước này nên tiếp tục ở lại hay rời khỏi EU. Các nhà phân tích nhận định, dù không loại trừ khả năng Anh sẽ ra đi nếu tiến trình đàm phán sắp tới không mang lại kết quả mà London mong muốn, nhưng ông Cameron dường như đi theo hướng ủng hộ nước Anh ở lại trong một EU đã cải cách.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
63 năm lực lượng Cảnh sát Nhân dân: Giữ trọn lời thề vì bình yên Tổ quốc

63 năm lực lượng Cảnh sát Nhân dân: Giữ trọn lời thề vì bình yên Tổ quốc

20 Jul, 12:18 PM

Kinhtedothi - Ngày 20/7/1962 đánh dấu mốc son đặc biệt trong lịch sử xây dựng và phát triển lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam. Trải qua 63 năm chiến đấu, hy sinh và trưởng thành, lực lượng Cảnh sát nhân dân đã trở thành “thanh bảo kiếm” sắc bén, “lá chắn thép” vững chắc bảo vệ an ninh, trật tự của đất nước.

Thông báo Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông báo Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

19 Jul, 07:42 PM

Kinhtedothi - Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18/7 đến ngày 19/7/2025 tại Thủ đô Hà Nội. Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và có bài phát biểu quan trọng khai mạc, bế mạc Hội nghị.

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ