Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

[Ảnh] Hàng ngàn người khai hội Xuân Yên Tử, chờ hoạt động tâm linh ban đêm

Kinhtedothi – Sáng 31/1 (mùng 10 tháng Giêng, năm Quý Mão), Lễ hội Xuân Yên Tử chính thức khai hội tại Trung tâm tổ chức lễ hội – Cung Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí, Quảng Ninh).
Sau 2 năm “lỡ hẹn” với Nhân dân và du khách do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm nay, Lễ hội Xuân Yên Tử 2023 chính thức khai hội vào ngày 10, tháng Giêng, năm Quý Mão (tức ngày 31/1/2023) tại Trung tâm tổ chức lễ hội – Cung Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí, Quảng Ninh) và kéo dài suốt 3 tháng đầu năm.
Sáng 31/1, theo ghi nhận của phóng viên KT&ĐT tại Trung tâm tổ chức lễ hội – Cung Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí, Quảng Ninh) nhiều du khách và phật tử đến dâng lễ, du Xuân.
Du khách và phật tử đến Trung tâm tổ chức lễ hội trước giờ diễn ra khai hội.
Ban Tổ chức cho biết, lễ khai hội năm nay gồm các hoạt động rước kiệu, dâng lễ.
Lễ khai hội có các nghi lễ tâm linh như gióng trống, thỉnh chuông, lễ chúc phúc đầu năm, lễ cầu quốc thái dân an, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử...
 Tiết mục văn nghệ chào mừng khai hội Xuân Yên Tử.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh gióng trống, thỉnh chuông.
Đoàn người dâng lễ.
Lễ chúc phúc đầu năm, lễ cầu quốc thái dân an.
Theo BTC lễ hội, Hội Xuân Yên Tử năm nay có nhiều điểm mới, trong đó là Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh sẽ tổ chức các hoạt động tâm linh ban đêm như Lễ cầu an, lễ chúc phúc, kết hợp với một số tổ chức hình thành các chương trình về nguồn nhiều ý nghĩa.
Hàng ngàn người dân, phật tử tham gia buổi lễ.
Hội Xuân Yên Tử 2023 do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh và UBND TP Uông Bí (Quảng Ninh) phối hợp tổ chức. Đây là lễ hội lớn nhất dịp đầu xuân trong cả nước, trở thành điểm hẹn của đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái mỗi dịp Tết đến xuân về; góp phần tôn vinh, phát huy giá trị và quảng bá hình ảnh của Khu di tích và danh thắng Yên Tử.
Theo tỉnh Quảng Ninh, các đơn vị sẽ phối hợp tổ chức nhiều sự kiện về văn hoá, ẩm thực với mục tiêu trong 3 tháng hội xuân đón được 700.000 lượt khách hành hương, du Xuân.
Trải nghiệm không gian Yên Tử linh thiêng

Trải nghiệm không gian Yên Tử linh thiêng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hào hoa vẫn ở đây...

Hào hoa vẫn ở đây...

05 Jul, 05:50 AM

Kinhtedothi - Hà Nội nghìn năm văn hiến không chỉ ôm ấp trong lòng đô thị những giá trị lịch sử, kiến trúc, mà còn lưu giữ cả lối sống và tâm thức đô thị đặc trưng. Đi qua bao thăng trầm lịch sử, đặc biệt là các lần thay đổi địa giới hành chính trong thời kỳ hiện đại, bản sắc Hà Nội không ngừng “hội tụ, kết tinh và lan tỏa”, để hình thành những đan xen giữa truyền thống và hiện đại, giữa phố cổ và đô thị mới, giữa làng quê và thành thị. Nhưng hào hoa Hà Nội thì vẫn ở đây, trên từng con phố và sâu trong tâm thức đô thị…

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ