Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

[Ảnh] Ngắm trọn tour trải nghiệm đêm tại di tích Nhà tù Hỏa Lò

Kinhtedothi - Tối 26/6, Ban quản lý di tích nhà tù Hỏa Lò đã công bố hành trình trải nghiệm về đêm vào dịp cuối tuần. Rất nhiều du khách tò mò về cảm xúc trải nghiệm đêm trong di tích ngục tối khác gì với thời gian trải nghiệm ban ngày như mọi khi.
Hành trình trải nghiệm về đêm vào dịp cuối tuần tại Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò có tên gọi: ''Đêm thiêng liêng - Sáng ngời tinh thần Việt''.
45 phút trải nghiệm sẽ bắt đầu bằng việc hướng dẫn viên thuyết minh cho đoàn từ lối cổng chính.
Để đảm bảo không khí trang nghiêm, tĩnh mịch về đêm, mỗi đoàn sẽ được tách ra và giới hạn không quá 20 - 25 người.

Qua cửa chính, du khách để được nghe thuyết minh về tổng thể lịch sử, kiến trúc của di tích.

Sau đó cảm nhận không gian tù ngục, không chỉ qua lời thuyết minh mà qua hệ thống âm thanh, ánh sáng nhằm đánh thức mọi giác quan, từ giật mình, xót xa trước sự khắc nghiệt của chế độ nhà tù thực dân; đến khâm phục ý chí kiên cường, sự hy sinh anh dũng của các anh hùng, liệt sĩ mà tên tuổi của họ đã trở thành một phần lịch sử dân tộc.

Đầu tiên là trải nghiệm khu tù tập thể nam, với những câu chuyện hết sức kiên cường của người chiến sĩ cách mạng, bên cạnh đó là những âm thanh tra tấn khắc nghiệt của quân xâm lược. 
Kỹ thuật nhấn sáng, hắt bóng được sử dụng, tạo điểm nhấn trong các phòng trưng bày; hệ thống âm thanh, tiếng động thay đổi qua từng điểm tham quan. 
Chương trình sẽ mang đến cho du khách những cảm xúc, ấn tượng sâu sắc không thể nào quên.
Với câu chuyện gợi nhớ cách tra tấn xiềng đơn, xiềng kép, ăn cơm nhạt, uống nước lã, bắt nhịn đói, vệ sinh tại chỗ là những hình phạt thường được áp dụng tại đây.
Ngục tối cũng là một điểm nhấn của di tích Hỏa Lò về đêm.

Sau những phút chìm đắm trong nỗi thấp thỏm, thắt tim của câu chuyên ngục tù, du khách sẽ được thả lỏng cảm xúc khi bước qua không gian của sân tù, dưới bóng cây bàng cổ thụ từng là nơi các chiến sĩ cách mạng tắm nắng nhưng cũng để tranh thủ giấu bí mật tuyên truyền hoạt động cách mạng. Khúc nhạc của cựu tù nhân nhà tù Hỏa Lò - nhạc sĩ Đỗ Nhuận vang lên, để du khách nhớ đến những người chiến sĩ cách mạng bất khuất, kiên dũng từng bị giam cầm nơi đây.

Sau đó, du khách sẽ được khám phá 2 chiếc cống ngầm, là nhân chứng cho những cuộc vượt ngục kỳ diệu của các chiến sĩ cách mạng.
 

Tiếp đến là hình tượng mô phỏng nhiệm vụ cưa song sắt để giúp các chiến sĩ vượt ngục của đồng chí Vũ Đức Chính.
Không gian nơi giam tù nữ, với câu chuyện về bà Nguyễn Thị Quang Thái - vợ đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng rất nhiều câu chuyện nhớ con, nguyện vọng gặp con lần cuối trước khi hy sinh tại nhà tù của các nữ chiến sĩ đem đến cho du khách sự xúc động, nỗi đau thắt lòng về sự chia ly của tình mẫu tử.

Không gian tưởng niệm là nơi cuối cùng của hành trình về đêm tại di tích nhà tù Hỏa Lò.
Những giây phút tĩnh lặng của du khách.
Để cùng đốt nén hương thơm, thành kính dâng lên những người con đất Việt đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc.
Trước khi kết thúc hành trình trải nghiệm, du khách có thể thưởng thức món chè bàng tại Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đề xuất cải cách chính sách tiền lương

Đề xuất cải cách chính sách tiền lương

01 May, 06:08 AM

Kinhtedothi – Bộ Nội vụ đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong DN.

Tự hào những phụ nữ “Ba đảm đang”

Tự hào những phụ nữ “Ba đảm đang”

30 Apr, 04:42 PM

Kinhtedothi - Tròn 60 năm phong trào “Ba đảm đang” ra đời (1965 - 2025), các thế hệ phụ nữ Hà Nội luôn phát huy truyền thống “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, không quản ngại khó khăn, gian khổ, hăng hái tham gia các phong trào thi đua, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Chuyện về người lính biệt động Cà Mau ngày giải phóng

Chuyện về người lính biệt động Cà Mau ngày giải phóng

30 Apr, 03:21 PM

Kinhtedothi – Sau bao năm vào sinh ra tử, chứng kiến những đồng đội thân yêu lần lượt ngã xuống trong những trận đánh, người lính biệt động Lâm Anh Lữ vỡ òa hạnh phúc khi cùng đoàn quân tiếp quản thị xã Cà Mau vào Ngày đại thắng 30/4/1975.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ