Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

[ẢNH] Tết sum vầy cùng phong tục gói bánh chưng ngày Tết

Minh An
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong xã hội hiện đại nhiều phong tục truyền thống dần bị mai một, nhưng một tập quán xa xưa vẫn được người Việt lưu giữ tới nay và mãi về sau đó là tục gói bánh chưng dâng cúng tổ tiên ngày Tết. Một nét đẹp truyền thống không thể thiếu mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Tục gói chưng ngày Tết là nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, được lưu truyền qua nhiều thế hệ người Việt, thể hiện nét đẹp của nền văn minh lúa nước.
Tục gói chưng ngày Tết là nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, được lưu truyền qua nhiều thế hệ người Việt, thể hiện nét đẹp của nền văn minh lúa nước.
Từ sáng sớm ngày 20/1 (tức ngày 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần), ông Lại Văn Quảng (Hải Hậu, Nam Định) cùng các thành viên trong gia đình đã tất bật chuẩn bị gói bánh chưng.
Từ sáng sớm ngày 20/1 (tức ngày 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần), ông Lại Văn Quảng (Hải Hậu, Nam Định) cùng các thành viên trong gia đình đã tất bật chuẩn bị gói bánh chưng.
Bánh chưng làm từ những nguyên liệu gần gũi với đời sống người dân trong đó không thể thiếu là những chiếc lá dong.
Bánh chưng làm từ những nguyên liệu gần gũi với đời sống người dân trong đó không thể thiếu là những chiếc lá dong.
Những chiếc lá dong xanh được tước bỏ sống lá, rửa, lau sạch và xếp gọn gàng chuẩn bị cho việc gói bánh.
Những chiếc lá dong xanh được tước bỏ sống lá, rửa, lau sạch và xếp gọn gàng chuẩn bị cho việc gói bánh.
[ẢNH] Tết sum vầy cùng phong tục gói bánh chưng ngày Tết - Ảnh 1
Gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, hành, hạt tiêu, lá dong, lạt giang được chuẩn bị cho việc gói bánh.
Gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, hành, hạt tiêu, lá dong, lạt giang được chuẩn bị cho việc gói bánh.
Từ những nguyên vật liệu đã được chuẩn bị chu đáo, ông Lại Văn Tuyến (Hải Hậu, Nam Định) chăm chú thực hiện những công đoạn gói bánh chưng.
Từ những nguyên vật liệu đã được chuẩn bị chu đáo, ông Lại Văn Tuyến (Hải Hậu, Nam Định) chăm chú thực hiện những công đoạn gói bánh chưng.
Mỗi công đoạn làm bánh chưng được ông Tuyến tỉ mỉ thực hiện.
Mỗi công đoạn làm bánh chưng được ông Tuyến tỉ mỉ thực hiện.
Bánh chưng cũng gắn với đặc điểm từng vùng miền của người Việt, ví như người dân ở miền Nam ưa chuộng bánh chưng dài, người dân miền Bắc ưa thích bánh chưng vuông, người dân miền Trung thích loại bánh tét.
Bánh chưng cũng gắn với đặc điểm từng vùng miền của người Việt, ví như người dân ở miền Nam ưa chuộng bánh chưng dài, người dân miền Bắc ưa thích bánh chưng vuông, người dân miền Trung thích loại bánh tét.
Với người gói sự khéo léo tạo lên hình thức cho chiếc bánh đẹp vuông vức, để khi luộc đảm bảo không bị méo, đây là một trong những tiêu chí hình thành thẩm mỹ cho một chiếc bánh chưng Tết đạt tiêu chuẩn.
Với người gói sự khéo léo tạo lên hình thức cho chiếc bánh đẹp vuông vức, để khi luộc đảm bảo không bị méo, đây là một trong những tiêu chí hình thành thẩm mỹ cho một chiếc bánh chưng Tết đạt tiêu chuẩn.
Những chiếc bánh gói xong được buộc lạt từ cây tre trước khi chuẩn bị cho công đoạn luộc từ 10 đến 12 tiếng.
Những chiếc bánh gói xong được buộc lạt từ cây tre trước khi chuẩn bị cho công đoạn luộc từ 10 đến 12 tiếng.
Bánh chưng vuông vức được đặt trên sập gỗ chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo.
Bánh chưng vuông vức được đặt trên sập gỗ chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo.
Khung cảnh bếp quê mộc mạc với nồi bánh chưng.
Khung cảnh bếp quê mộc mạc với nồi bánh chưng.
Những chiếc bánh chưng xanh được xếp cẩn thận trong nồi.
Những chiếc bánh chưng xanh được xếp cẩn thận trong nồi.
Mỗi dịp Tết đến Xuân về, những đứa trẻ trong gia đình thường rất háo hức được xem gói và luộc bánh chưng. Đây cũng là dịp gia đình với nhiều thế hệ xum vầy, đầm ấm. Trong xã hội hiện đại ngày nay, nhiều trẻ em khi lớn lên không nhớ hình ảnh gói bánh chưng ngày Tết. Vì vậy nhiều gia đình mong muốn, hàng năm gia đình đều tổ chức gói bánh để nếp sống này luôn thấm nhuần trong mỗi đứa trẻ, để khi lớn lên chúng có thể hiểu và kế tục truyền thống ông cha.
Mỗi dịp Tết đến Xuân về, những đứa trẻ trong gia đình thường rất háo hức được xem gói và luộc bánh chưng. Đây cũng là dịp gia đình với nhiều thế hệ xum vầy, đầm ấm. Trong xã hội hiện đại ngày nay, nhiều trẻ em khi lớn lên không nhớ hình ảnh gói bánh chưng ngày Tết. Vì vậy nhiều gia đình mong muốn, hàng năm gia đình đều tổ chức gói bánh để nếp sống này luôn thấm nhuần trong mỗi đứa trẻ, để khi lớn lên chúng có thể hiểu và kế tục truyền thống ông cha.
Ngọn lửa ấm áp của nồi bánh chưng ngày Tết.
Ngọn lửa ấm áp của nồi bánh chưng ngày Tết.