Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cổ phiếu Sabeco “nóng như lửa” ngày đầu lên sàn

Kinhtedothi - Không ngoài dự đoán, ngay từ đầu phiên giao dịch, SAB đã cháy hàng.

Ngày 6/12, Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) chính thức niêm yết 641.281.186 cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) với mã chứng khoán SAB. Mức giá khởi điểm của SAB là 110.000 đồng/cổ phiếu.

Không ngoài dự đoán, ngay từ đầu phiên giao dịch, SAB đã cháy hàng. Tại thời điểm 10 giờ sáng, cổ phiếu “ông lớn” này tăng hết biên độ cho phép 20% lên kịch trần 132.000 đồng. Tại mức giá này, vốn hóa Sabeco đạt 84.649 tỷ đồng, tương ứng 3,68 tỷ USD và là DN có vốn hóa lớn thứ 5 trên thị trường, xếp sau Vinamilk, PVGas, Vietcombank và VinGroup.

Sabeco có vốn điều lệ hiện tại là 6.412.811.860.000 đồng. Công ty có 23 công ty con và 31 công ty liên doanh và liên kết. Cơ cấu cổ đông chốt ngày 6/10/2016 của Sabeco là 1,227 cổ đông. Ông Võ Thanh Hà - Chủ tịch HĐQT Sabeco cho hay, Bộ Công Thương đang xúc tiến việc thoái vốn tại Tập đoàn. Lộ trình thoái vốn sẽ phải đảm bảo công khai minh bạch dựa trên các tiêu chí đưa ra mức giá hợp lý bảo toàn vốn Nhà nước, đảm bảo hoạt động kinh doanh tại Sabeco, duy trì thương hiệu Sabeco...

Trái ngược với sự hứng khởi của “ông lớn” đầu ngành bia, ngày 6/12, các cổ phiếu bia khác trong ngành như BHN, HAT, WST, BSP… lại đồng loạt giảm mạnh. Theo các chuyên gia, áp lực chốt lời nhóm rượu - bia - nước giải khát gia tăng cũng là điều dễ hiểu khi các cổ phiếu này đã “ăn theo” hiệu ứng Sabeco, Habeco lên sàn từ thời điểm cuối tháng 8 và đều có mức tăng trưởng hàng chục phần trăm. Cổ phiếu giảm nhiều nhất trong nhóm này lên đến 11,8% so với phiên trước.

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí điểm cho vay ngang hàng, làm sao để hiệu quả?

Thí điểm cho vay ngang hàng, làm sao để hiệu quả?

11 May, 01:35 PM

Kinhtedothi- Theo Nghị định 94/2025/NĐ-CP, từ 1/7, hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) sẽ được thử nghiệm. Việc đưa ra các nguyên tắc và quy định trong lĩnh vực này là cần thiết. Song thách thức lớn nhất nằm ở chỗ làm sao cân bằng được giữa hai mục tiêu là thúc đẩy đổi mới và kiểm soát rủi ro.

Sớm thể chế hóa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

Sớm thể chế hóa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

09 May, 06:31 PM

Kinhtedothi - Chia sẻ tại tọa đàm "Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68-NQ/TW - Những việc cần làm ngay" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 9/5, giới chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp (DN) bày tỏ, nếu triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 68 thì có thể là bước ngoặt, đột phá trong lịch sử phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ