70 năm giải phóng Thủ đô

Bài 2: Tìm lời giải cho bài toán kinh phí

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng, đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp là điều mà các địa phương đều mong muốn thực hiện. Song làm bằng cách nào và kinh phí lấy từ đâu vẫn là những khó khăn cần tháo gỡ.

KTĐT - Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng, đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp là điều mà các địa phương đều mong muốn thực hiện. Song làm bằng cách nào và kinh phí lấy từ đâu vẫn là những khó khăn cần tháo gỡ.

 

Nhà nước và nhân dân cùng làm

 

Trong thực tế, khó khăn lớn nhất mà hầu hết các địa phương gặp phải khi tiến hành việc cứng hóa hệ thống thủy lợi nội đồng là thiếu kinh phí do số vốn đầu tưquá lớn. Ông Đỗ Văn Đức, Trưởng phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ cho biết: Hàng năm, huyện phải tiến hành nạo vét khoảng 100.000 m³ đất kênh mương. Số tiền chi cho việc này cũng không nhỏ. Riêng năm 2010, huyện đã cấp 300 triệu đồng hỗ trợ một phần kinh phí cho các địa phương nạo vét kênh mương. Theo ông Đức, để hoàn thiện toàn bộ hệ thống kênh mương trên địa bàn huyện Phúc Thọ, phải chi phí tới 600 - 700 tỷ đồng. Chính vì thế, TP cần có cơ chế hỗ trợ các địa phương trong công tác này.

 

Cũng đưa ra kiến nghị hỗ trợ, song theo ông Nguyễn Doãn Tuyến, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Thạch Thất, cần "san sẻ" số tiền đầu tư cho cả Nhà nước và nhân dân. Đối với những hệ thống kênh mương trục chính, TP cần có cơ chế hỗ trợ nguồn vốn giúp các địa phương hoàn thiện. Còn với hệ thống kênh mương nội đồng, trục xương cá thì ngoài số vốn hỗ trợ của huyện, các xã phải dành ngân sách xã để đầu tư. Đồng thời huy động sự đóng góp của nhân dân theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm".

 

Ý kiến của ông Tuyến không phải là không có cơ sở. Trên thực tế, hiện nay nhiều địa phương đã thành công trong việc huy động đóng góp của nhân dân để kiên cố hóa hệ thống đường giao thông hay xây dựng cơ sở vật chất nông thôn. Do vậy, nếu các xã biết huy động sức dân thì việc tạo nguồn vốn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

 

Tuy nhiên, để huy động được sức dân, cần làm tốt công tác tuyên truyền bởi hiện nay ý thức bảo vệ các công trình thủy lợi của nhiều người dân vẫn chưa cao. Tình trạng người dân vứt cỏ, rơm rạ ra mương, nhất là trong vụ thu hoạch; rồi tự ý đào lấp, đưa nước vào ruộng hay lấn chiếm dòng chảy (thả rau muống, bèo) trên các kênh tiêu… vẫn còn khá phổ biến. Nhiều ý kiến cho rằng, để hạn chế tình trạng này, cần kêu gọi sự tham gia, gắn quyền lợi với trách nhiệm quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi cho người dân.

 

Đầu tưđồng bộ,hệ thống

 

Để khắc phục những khó khăn do hệ thống kênh mương tưới tiêu yếu kém gây ra, UBND TP đã phê duyệt nhiều dự án cải tạo, nâng cấp, xây mới các công trình thủy lợi. Đó là dự án xây dựng trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, trạm bơm tưới tiêu kết hợp Liên Mạc, cống Liên Mạc mới (thay thế cống hiện có), cải tạo hệ thống tưới Hồng Vân, La Khê... Đồng thời tiến hành nạo vét và kiên cố hóa một số các tuyến kênh tưới chính. Tuy nhiên, tiến độ nhiều công trình còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Một vấn đề khác đặt ra là cần đầu tư một cách đồng bộ, tránh tình trạng "nay xây mai phá" gây lãng phí. Việc xây dựng hệ thống kênh mương cũng phải đáp ứng năng lực cấp và tiêu nước từ các trạm bơm nhằm hạn chế thất thoát nguồn nước. Đối với hệ thống kênh tiêu thoát úng cần có quy hoạch dài hạn để đảm bảo các dự án phát triển đô thị, công nghiệp… không cản trở dòng chảy.

 

Hoàn thiện hệ thống thủy lợi cũng là một trong những tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Do đó, để đáp ứng yêu cầu của công tác xây dựng nông thôn mới, khi xây dựng, hoàn thiện hệ thống kênh mương, phải đảm bảo tính hệ thống, đồng nhất với các yếu tố khác như giao thông nội đồng, hệ thống lưới điện, đê điều… "Hiện tại, nhiều địa phương chưa có lưới điện ra các cánh đồng nên việc bơm nước tưới gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, ở các vùng bãi, không có hệ thống kênh mương, nếu không có điện thì người dân không thể khoan giếng lấy nước tưới" - ông Đỗ Văn Đức, Trưởng phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ chia sẻ.