Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bài học từ quá khứ

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Tuần vận động bầu cử cuối cùng của hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ đã hạ màn, khép lại một trong những cuộc tranh cử tốn kém nhất, gay go nhất trong lịch sử nước Mỹ. Chỉ còn ít giờ nữa, những lá phiếu của cử tri Mỹ sẽ cho biết sẽ tiếp tục đi theo cuộc thử nghiệm mang tên Barack Obama, hay xoay chiều sang thí nghiệm mới Mitt Romney nhưng không ít người vẫn cảm thấy bất an trước

Từ vài ngày nay, hình ảnh một cô bé 4 tuổi ở Colorado khóc ngằn ngặt khi phải nghe đi nghe lại bản tin về cuộc chạy đua vào Nhà Trắng đã phản ánh cảm giác chán ngán của hàng triệu cử tri Mỹ. Những thông điệp tranh cử lẽ ra phải cung cấp thêm thông tin về ứng viên để cử tri dễ dàng lựa chọn một nhân vật xứng đáng. Nhưng hầu hết các mẩu quảng cáo được đầu tư hàng trăm triệu USD đều trở nên phản tác dụng bởi chúng bóp méo một cách thái quá thành tích và quan điểm của các ứng viên. Sự ngán ngẩm của cử tri là điều dễ hiểu khi có tới 90 triệu cử tri Mỹ cho biết sẽ chọn cách quay lưng với cuộc bầu cử này.
 
Bài học từ quá khứ - Ảnh 1
Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa ứng viên Barack Obama và Mitt Romney vẫn chưa ngã ngũ

Trong khi kết cục của cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn chưa ngã ngũ, các chuyên gia lo ngại cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu, vốn đang ngày càng yếu đi. Thế giằng co giữa hai ứng cử viên Tổng thống hoàn toàn có thể dẫn tới một cuộc chiến hậu bầu cử giống như những gì đã xảy ra trong năm 2000. Cả thế giới khi ấy đã cười cợt trước việc Tòa án tối cao Mỹ được yêu cầu đưa ra quyết định liệu những lá phiếu bị thủng tại Floria có nên được tính vào kết quả kiểm phiếu cuối cùng hay không. Sau một tháng, tòa án mới đưa ra phán quyết rằng các lá phiếu tranh chấp đó không được tính và mang lại lợi thế cho ông Bush. Sự chông chênh trên chính trường Mỹ được thị trường tài chính tiếp nhận một cách điềm tĩnh do ngân sách liên bang Mỹ năm 2000 vẫn thặng dư và Trung Quốc lúc đó vẫn chỉ là nền kinh tế đứng thứ 6 thế giới. Nhưng tình thế bây giờ đã có sự khác biệt về căn bản. Thậm chí, chỉ cần 1 tuần chính trường Mỹ rơi vào tình thế như năm 2000 cũng sẽ kéo theo sự hỗn loạn của thị trường toàn cầu.

12 năm sau cuộc bầu cử gay cấn trên, các nhà quan sát đã chỉ ra rằng chính tranh cãi giữa G.Bush và A.Gore đã đánh dấu sự khởi đầu của suy giảm Mỹ. Để chống lại những quan điểm lựa chọn ứng cử viên Cộng hòa là một sai lầm, Tổng thống Mỹ khi đó là G.Bush đã liên tiếp đưa ra những quyết định khiến nước Mỹ lạc lối. Và dường như cuộc khủng hoảng về chiến lược của các nhà lãnh đạo Mỹ vẫn chưa chấm dứt khi mối liên hệ trực tiếp từ cuộc chiến chống lại S.Hussein của ông Bush với cách tấn công mục tiêu khủng bố của ông Obama; từ việc Bush cắt giảm thuế cho người giàu với khẳng định của Obama rằng tầng lớp trung lưu được cắt giảm thuế khi ngân sách thâm hụt... Rõ ràng, cái bẫy do tham vọng lãnh đạo thế giới mà Mỹ đặt ra đã để lại những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới nói riêng và toàn cầu nói chung. Và khi đó, dù Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới là ai đi nữa thì khả năng quốc gia này có rút được bài học kinh nghiệm từ những sai lầm trong quá khứ để không lặp lại cuộc khủng hoảng chính sách nghiêm trọng trên hay không vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.