Băn khoăn cách tính thuế mới và xóa nợ thuế

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chiều 13/11, thảo luận ở hội trường Dự án Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi...

Kinhtedothi - Chiều 13/11, thảo luận ở hội trường Dự án Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế, các đại biểu (ĐB) Quốc hội đồng tình với việc sửa đổi luật, nhưng không ít ĐB quan ngại về cách thay đổi tính thuế mới cũng như đề xuất xóa nợ thuế tập trung vào khu vực doanh nghiệp Nhà nước đang trong quá trình cổ phần hóa và tương lai của ngành công nghiệp sản xuất – lắp ráp xe ô tô du lịch nội địa.

Đánh giá tác động ngành ô tô trong nước
Cân nhắc nâng độ tuổi trẻ em từ 16 lên 18

Sáng 13/11, các ĐB Quốc hội làm việc tại tổ thảo luận về 2 dự án: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi); Luật Tín ngưỡng tôn giáo.

Với Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi), nhiều ĐB tỏ ra băn khoăn với việc điều chỉnh độ tuổi của trẻ em trong dự thảo luật Quy định nâng độ tuổi trẻ em lên 18 thay cho độ tuổi 16. Chẳng hạn theo Luật Nghĩa vụ quân sự, công dân từ 17 tuổi phải đăng ký nghĩa vụ quân sự, giờ quy định độ tuổi trẻ em là dưới 18 tuổi thì phải sửa Luật Nghĩa vụ quân sự, ĐB Nguyễn Phước Lộc (đoàn TP Hồ Chí Minh) chỉ ra. Về y tế thì “nhiều khả năng bệnh viên nhi sẽ phải lập thêm nhiều khoa, bởi độ tuổi 16 - 18 sẽ có nhiều trẻ em bị mắc bệnh… của người lớn!”- ĐB Phạm Khánh Phong Lan, phát biểu. Ngoài ra, tình trạng bạo hành từ gia đình đến học đường, xã hội theo các ĐB, Luật phải có những chính sách để giải quyết những vấn đề này.

Theo lộ trình cam kết của Việt Nam trong ASEAN, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của các nước nội khối sẽ giảm từ 5% năm 2016 xuống còn 0% từ năm 2018. Lần sửa đổi này, Chính phủ trình Quốc hội sửa thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) theo hướng giảm thuế đối với ôtô có dung tích dưới 2.000cm3. Đối với ôtô có dung tích trên 2.000cm3, tùy theo từng mức độ để tăng lên để bù sự sụt giảm thuế nhập khẩu, bảo đảm ngân sách đỡ căng thẳng. ĐB Hồ Thị Thủy (đoàn Vĩnh Phúc) cho rằng, việc giảm thuế nhập khẩu đối với ôtô giá rẻ sẽ khiến dòng xe này giảm giá theo và người dân sẽ có cơ hội tiếp cận giá thực của nó. Tuy nhiên về lâu dài, khi mở cửa thị trường, giá ôtô nhập khẩu giảm rõ ràng bất lợi đối với sản xuất ôtô trong nước.

ĐB Trần Du Lịch (đoàn TP Hồ Chí Minh) chia sẻ, khoảng cách giữa cạnh tranh trong nước và cạnh tranh nước ngoài không còn đáng kể. Có nghĩa là, nhiều nguy cơ những hãng ô tô lắp ráp trong nước sẽ không sản xuất, chuyển sang nhập khẩu về bán vì có lợi hơn. "Ta phải cân nhắc rất kỹ. Về nguyên tắc, các loại xe trên 2.000 cm3 với lộ trình tăng thuế TTĐB là tốt, nhưng dòng xe dưới 2.000 cm3, 1.500 cm3 và dưới 1.000 cm3 nếu cắt giảm từ 45% xuống còn 20-25% trong vòng vài năm thì nhất thiết phải có đánh giá tác động nhiều mặt. Hiện tại với người tiêu dùng có thể sẽ tỷ lệ ủng hộ cao, nhưng ảnh hưởng với quốc gia như thế nào cần phải được đánh giá tác động trên nhiều mặt" - ĐB Trần Du Lịch phát biểu.

Kiến nghị Quốc hội nên xem xét để có chính sách phù hợp, trong đó có chính sách về thuế, vì nếu giảm thuế xuất một số dòng xe nhập khẩu như đề xuất của Chính phủ thì ngành công nghiệp này càng khó khăn hơn, thậm chí phá sản, ĐB Lê Văn Lai (đoàn Quảng Nam) cho rằng, nhiều hệ lụy liên quan về mặt xã hội khi hạ tầng giao thông nước ta cơ bản chưa đáp ứng được nhu cầu xử dụng các phương tiện giao thông cá nhân… “Nhất thiết nên có quan điểm rõ ràng là với những dòng xe nào liên quan đến vận tải công cộng, vận tải số đông sẽ được khuyến khích, dòng xe nào không khuyến khích” - ĐB bày tỏ.

Sửa đổi cách tính thuế có ngăn chặn được gian lận?
Đề xuất phạt chậm nộp thuế 0,04%/ngày

Liên quan đến phạt chậm nộp thuế, các ĐB cho rằng, tỷ lệ mức phạt chậm nộp thuế quy định như hiện nay 0,05% một ngày (tương đương với khoảng 18,25%/năm) là quá cao gây khó khăn cho các DN, đồng thời đề nghị mức phạt này chỉ nên ở mức 0,04% tương đương 16%/năm. Còn nếu ở mức 0,03% như trong Dự thảo chỉ ngang với mức lãi suất của các ngân hàng thương mại hiện nay nên sẽ không đủ sức răn đe.

Dự thảo Luật mới tiếp tục sửa đổi, bổ sung nội dung về giá tính thuế TTĐB theo hướng quy định trường hợp cơ sở sản xuất bán hàng qua các qua các công ty con hoặc bán hàng qua công ty con khác trong cùng công ty mẹ thì giá tính thuế TTĐB là giá do các công ty con bán ra thị trường (hiện nay, giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra).

ĐB Nguyễn Sỹ Cương (đoàn Ninh Thuận) nhận xét, với việc sửa đổi này, mục tiêu hạn chế gian lận và chống chuyển giá vẫn không thực hiện được, trong khi chi phí bỏ ra để thay đổi hệ thống phân phối là quá lớn, dẫn tới lãng phí xã hội, người tiêu dùng phải gánh chịu. Bởi càng xuống cấp đại lý dưới sẽ khó kiểm soát vì các cửa hàng bán lẻ mức khác nhau không có sổ sách kế toán khó xác định được bình quân giá tính thuế. Chưa kể các nhà sản xuất sẽ thay đổi cơ cấu bán hàng, thay vì bán hàng trực tiếp cho các công ty con, công ty con trong cùng công ty mẹ, họ sẽ phân phối hàng hóa thông qua các hệ thống trung gian khác mà không phải là công ty con hay công ty con trong cùng công ty mẹ trực tiếp.

Dự thảo Luật cũng quy định, trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất, thấp hơn 7% so với giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại bán ra thì giá tính thuế TTĐB là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.  “Thực tế trước đây, mỗi cơ quan giải thích áp dụng khác nhau vào những thời điểm khác nhau, với quy định mới sẽ rất mập mờ, có thể dẫn đến tùy tiện trong thu thuế” - ĐB Cương nói thêm.

Liên quan đến xóa nợ thuế cho DNNN, cũng như lần thảo luận ở tổ, lần này nhiều ĐB đã thẳng thắn không đồng tình. Theo các ĐB, DNNN đã nhận quá nhiều ưu đãi của chính sách nên cứ để tất cả vận hành theo kinh tế thị trường, nợ thuế phải trả. Nếu DNNN không còn vốn, phá sản thì cứ cho phá sản theo luật định.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần