Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bán vốn Vinamilk: Món hàng tốt không nên bán hết?

Tại cuộc phỏng vấn vào cuối giờ chiều 14/9, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) Đặng Quyết Tiến cho biết, việc triển khai bán vốn của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) sẽ được thực hiện ngay trong năm 2016. rn
 Ảnh minh họa

Về việc bán một phần hay bán hết cổ phần tại Vinamilk, ông Tiến cho rằng còn tùy thuộc vào tình hình, cần lựa chọn lộ trình bán làm sao để lợi ích Nhà nước đạt cao nhất. Mặt khác, do Vinamilk là doanh nghiệp có quy mô vốn lớn và có thể tác động mạnh tới thị trường nên khi tiến hành bán vốn phải tránh gây bất ổn thị trường.

“Vinamilk có quy mô rất lớn, việc thoái toàn bộ vốn sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp còn lại nên phải cẩn trọng. SCIC sẽ giám sát để đảm bảo tránh gây biến động, đảm bảo quyền lợi của Nhà nước và cổ đông. Lần đầu tiên bán hàng phải thăm dò, món hàng tốt không nên bán hết, SCIC sẽ lựa chọn ra phương án để mang lại hiệu quả” - ông Tiến nói.

Về việc thoái vốn tại Tổng công ty cổ phần Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và Tổng công ty cổ phần Bia rượu nước giải khát Hà Nội (Habeco), đại diện Cục Tài chính doanh nghiệp cho hay, hiện, Sabeco và Habeco vẫn đang thuộc quản lý của Bộ Công Thương, chưa bàn giao về SCIC. Vì vậy, vai trò của Bộ Tài chính trong tiến trình cổ phần hóa của 2 công ty bia này chủ yếu là giám sát và đưa ra ý kiến nếu Bộ Công Thương cần.

Ngoài Vinamilk, sẽ có thêm 9 doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả được thoái vốn vào cuối 2016 hoặc đầu năm 2017. Đó là FPT, FPT Telecom, Bảo Minh, Tổng công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (Vinare), Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang, Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong, Công ty Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam, Nhựa Bình Minh, Xuất nhập khẩu Sa Giang. Đây được coi là “những con gà đẻ trứng vàng” được các nhà đầu tư nước ngoài chờ đón trên thị trường chứng khoán.

Ông Tiến cho rằng, quá trình cổ phần hóa vẫn diễn ra chậm có nguyên nhân khách quan là do thị trường chứng khoán vốn chịu tác động thế giới cũng như khó khăn nội tại nên nhu cầu và dòng vốn hạn chế, không bán được như mong muốn. 

“Mặt khác, một số người đứng đầu doanh nghiệp và một số Bộ ngành vẫn chưa quyết liệt. Họ cũng “tâm tư” vì bán hết vốn thì mình ở đâu? Đang ô tô, phòng máy lạnh chỉ một ngày sau cắp cặp về cơ quan chủ quản... “- ông Tiến nói.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
VNVC ký hợp tác chính thức với Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga, sớm tiếp cận vắc xin ung thư tiềm năng

VNVC ký hợp tác chính thức với Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga, sớm tiếp cận vắc xin ung thư tiềm năng

11 May, 05:22 PM

Kinhtedothi - Văn kiện ký kết được trao trước sự chứng kiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng Bí thư Tô Lâm trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Tổng Bí thư, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại và 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nga.

Nông sản Việt trước bài toán tiêu chuẩn, chất lượng của EU

Nông sản Việt trước bài toán tiêu chuẩn, chất lượng của EU

11 May, 03:24 PM

Kinhtedothi - Với thị trường có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm rất cao như EU, doanh nghiệp (DN) Việt Nam phải kịp thời cập nhật thông tin, đáp ứng các quy định mới liên quan. Việc này sẽ giúp nông sản Việt tạo được uy tín lâu dài tại thị trường tiềm năng này.

Thủ tướng: Trình Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp này

Thủ tướng: Trình Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp này

11 May, 08:33 AM

Tối 10/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương liên quan về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các hồ sơ, đề án theo chỉ đạo mới nhất của Bộ Chính trị và Tổng Bí thư Tô Lâm để khẩn trương trình cấp có thẩm quyền.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ