Bánh trung thu "tồn" giá rẻ về nông thôn

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Mặc dù Tết Trung thu đã qua gần 3 tuần, nhưng tại một số chợ làng quê ven đô Hà Nội hay ở một số chợ vùng nông thôn vẫn xuất hiện những chiếc bánh nướng, bánh dẻo không nhãn mác, chất lượng không bảo đảm được bày bán với giá “bèo”…

Vừa bán vừa cho
Mấy ngày gần đây, cứ khoảng 17h30 - 18h hàng ngày, chợ chiều quê tôi (Đan Phượng, Hà Nội) lại như đông hơn bởi hàng bánh nướng, bánh dẻo.

 
 hàng bánh nướng, bánh dẻo “xúm đen, xúm đỏ” người mua
“Quầy bánh” lưu động bán bánh Trung thu.
“Quầy bánh” được trưng bày bởi những thùng catton, đa dạng chủng loại: Bánh dẻo, bánh nướng loại to (300g) chỉ với giá 5.000 đồng/chiếc; bánh lợn nướng (loại nhỏ) 5.000 đồng/10 chiếc; bánh sôcôla nhỏ (hình con gấu) 1.000 đồng/chiếc … Thậm chí, có nhiều người mặc cả hoặc ngỏ ý xin thêm, thì chủ cửa hàng sẵn sàng khuyến mại thêm cho khách hàng vài ba chiếc. 

Hầu như ai đi chợ cũng đều tò mò ghé qua “quầy bánh” v
à xách túi to, túi nhỏ về nhà. Người mua ít thì vài ba chiếc, người mua nhiều chục chiếc. Chỉ cần bỏ ra 10.000 đồng, người mua đã có thể sở hữu một túi bánh với hơn 10 chiếc bánh nhiều loại rất hấp dẫn.
Càng về muộn, khách hàng càng mua đông
Càng về tối, khách hàng càng đông.
Cô Đặng Như (Đan Phượng, Hà Nội) đã mua 30 chiếc bánh dẻo và nướng loại to. Cô Như cho biết, thấy bánh bán rẻ nên cô mua về phát cho anh em, con cháu.
Không kém gì cô Như, bác Xuân Văn cũng “rinh” 1 thùng bánh 50 chiếc bánh nướng, dẻo, to, nhỏ có đủ. Bác Xuân Văn tiết lộ, bánh to để nhà ăn, mang cho, còn bánh nhỏ để phục vụ cho cửa hàng “quà vặt’ của mình. Mà đối tượng của cửa hàng quà vặt của bác, chủ yếu là học sinh nên rất dễ tiêu thụ.

 
Bánh
Bánh Chocolate  giá bán 1.000 đồng/1 chiếc.
Người mua không quan tâm đến nhãn mác, hạn sử dụng của bánh

Mặc dù trước Rằm tháng 8, hầu như tất cả các Sở y tế đều tổ chức kiểm tra chất lượng nguyên liệu cũng như quy trình sản xuất và các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất bánh Trung thu. Tuy nhiên, sau đó không có bất kỳ biện pháp nào giám sát, quản lý việc thu hồi xử lý hàng tồn.

Khi được hỏi về nhãn mác, hạn sử dụng, chất lượng của bánh thì nhiều người mua mới “ngớ” người vì lúc đó trời tối cũng không để ý. Còn nhiều người lại mập mờ cho rằng, thấy chủ “quầy bánh” bảo nhà mới làm nên khách hàng cứ yên tâm, hạn sử dụng dài lắm.
“Chúng tôi là lao động đi làm thuê nên giá bánh như thế này phù hợp với túi tiền. Bánh không mốc nghĩa là không sao, ăn ngon là được” cô Đặng Như chia sẻ.
Nhiều người mua bánh với số lượng lớn như thế này.
Nhiều người mua bánh với số lượng lớn như thế này.
Theo phóng viên tìm hiểu, khách hàng ở đây chủ yếu là những người lao động có thu nhập thấp, hay là những “khách hàng nhí”. Người mua bị cuốn hút bởi những chiếc bánh nhỏ xinh với mẫu mã đẹp, giá r, phù với lao động có thu nhập thấp. Hầu hết những chiếc bánh trung thu ế, được bày bán giảm giá ngoài thị trường đều là của các hãng nhỏ hay những cơ sở sản xuất gia công theo thời vụ.

Nhìn vào những chiếc bánh nướng, bánh dẻo không có nhãn mác của nhà sản xuất cũng như thành phần, hạn sử dụng, thậm chí đã hết hạn sử dụng, nhiều người không khỏi giật mình tự hỏi, vì sao bánh lại có giá rẻ như vậy? Và rồi, thấy tiếc đồng tiền mình bỏ ra. Đúng là “của rẻ là của ôi”.
Khi mua về biết vậy nhưng bác Xuân Văn lại thấy tiếc và tặc lưỡi, tự vấn an “cứ ăn đi, không sao đâu, chết có số”. Hết Trung thu rồi, không bán rẻ thì ai mua.
Bánh trung thu "tồn" giá rẻ về nông thôn - Ảnh 1
Chỉ cần bỏ ra 10.000 đồng, người mua có thể sở hữu một túi bánh với hơn 10 chiếc bánh.
 
Khi phóng viên chụp ảnh, chủ “quầy bánh” đã tỏ ra “lỗ mãng” và không cho chụp. Chính họ mới biết vì sao, họ lại đưa và tiêu thụ sản phẩm này về nông thôn với giá rẻ. Họ đã lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng nông thôn, lợi dụng lúc trời nhập nhoạng tối, không ai để ý đến chất lượng sản phẩm. Và điều quan trọng nhất, là họ tránh “giáp mặt” với lực lượng chức năng quản lý thị trường.

Theo chủ một đơn vị sản xuất bánh nướng, bánh dẻo ở Hà Nội, hầu như năm nào, việc "biến" bánh trung thu quá hạn sử dụng thành hàng mới cũng diễn ra. Hạn dùng sẽ được kéo dài hơn v
à những dòng bánh bình dân thường do các cơ sở nhỏ sản xuất. Hầu như không có doanh nghiệp can thiệp vào việc buôn bán của cửa hàng, đại lý nên khó kiểm soát về chất lượng.

Một số đơn vị sản xuất bánh trung thu ở Hà Nội cho hay, thông thường, với bánh “handmade”, thời gian sử dụng tốt nhất là 5-7 ngày (bánh nướng) và 3-5 ngày (bánh dẻo). Bánh do các doanh nghiệp sản xuất có hạn dùng 1-1,5 tháng kể từ ngày sản xuất. Nếu bảo quản không tốt và trưng ngoài nắng, hạn sử dụng còn rút ngắn hơn.
Bánh trung thu "tồn" giá rẻ về nông thôn - Ảnh 2

Bánh 
Chocolate không nhãn mác, không ghi rõ nguyên liệu, thành phần cũng như hạn sử dụng.
 
Có một thực tế hiện nay, các loại bánh kẹo không nhãn mác, không ghi rõ nguyên liệu, thành phần cũng như hạn sử dụng đang xuất hiện tràn lan tại các chợ bán buôn, cửa hàng bán lẻ các chợ ở nông thôn, vùng sâu vùng xa... Và những người kinh doanh đã lợi dụng chính điều này để tiêu thụ bánh trung thu ế, quá hạn sử dụng, hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất là đối tượng tiêu thụ các sản phẩm này chủ yếu là các em nhỏ.

Hiện nay tại các chợ bán buôn cũng như các hàng bán lẻ tại các chợ nông thôn, vùng sâu vùng xa vẫn tràn lan các loại bánh kẹo không nhãn mác, không có công bố thành phần nguyên liệu cũng như chất lượng sản phẩm.

Đó chính là kẽ hở cho việc tiêu thụ các hàng ế, hàng quá hạn, hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Tăng cường kiểm tra sau Trung thu, tránh việc tuồn ra thị trường bánh hết hạn sử dụng và tái chế bánh nướng thành các sản phẩm khác.

Đây là yêu cầu của ông Hoàng Đức Hạnh – Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội tại buổi làm việc của Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm (ATTP) TP Hà Nội với quận Hai Bà Trưng về đảm bảo ATTP phục vụ Tết Trung thu sáng 21/9.