Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Toạ đàm "An toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp qua góc nhìn báo chí và truyền thông”

Báo chí có công lớn trong việc “giải oan” cho thuốc bảo vệ thực vật

Tiểu Thúy
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giữa “cơn bão” thông tin thật - giả về thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), công tác tuyên truyền của các cơ quan báo chí là vô cùng quan trọng, qua đó giúp nông dân và người tiêu dùng có cái nhìn chính xác về vai trò của thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp.

PGS. TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị phát biểu tại Toạ đàm: "An toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp qua góc nhìn báo chí và truyền thông”
PGS. TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị phát biểu tại Toạ đàm: "An toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp qua góc nhìn báo chí và truyền thông”

Ngày 8/12, Toạ đàm “An toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp qua góc nhìn báo chí và truyền thông” do báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Hiệp hội Nhà sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường Việt Nam tổ chức, đã diễn ra tại Trung tâm hội nghị Long Biên Palace (sân Golf Tân Sơn Nhất, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh).

Phát biểu khai mạc Toạ đàm, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị cho biết, thuốc BVTV, chất bảo quản, chất kích thích tăng trưởng… vốn dĩ có vai trò rất lớn trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sử dụng sai cách, thiếu hiểu biết hoặc cố tình vi phạm để nhằm thu lợi bất chính của nhiều hộ kinh doanh, doanh nghiệp đã khiến các sản phẩm này bị hiểu sai, hiểu nhầm về công dụng.

Toàn cảnh Toạ đàm: "An toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp qua góc nhìn báo chí và truyền thông”, chiều ngày 8/12
Toàn cảnh Toạ đàm: "An toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp qua góc nhìn báo chí và truyền thông”, chiều ngày 8/12

Tọa đàm “An toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp qua góc nhìn báo chí và truyền thông”, mong muốn góp phần tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến rộng rãi để người nông dân hiểu đúng, dùng đúng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các chất phụ gia theo quy định của ngành nông nghiệp, ngành y tế và khuyến cáo của nhà sản xuất... Muốn làm được điều này, cần phải nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, trong đó tuyên truyền trên báo chí là rất cần thiết” - PGS.TS Nguyễn Thành Lợi nói.

Với sự tham gia của các cơ quan quản lý, cơ quan truyền thông, các chuyên gia, các doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Toạ đàm kỳ vọng đưa ra một góc nhìn về bức tranh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, những khó khăn, vướng mắc trong triển khai và các giải pháp để phát triển sản xuất nông nghiệp một cách bền vững, đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm và các tiêu chí của thị trường nhập khẩu quốc tế. Đồng thời đưa ra các giải pháp hữu hiệu cũng như đổi mới, đa dạng phương thức tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân tuân thủ các quy định của ngành nông nghiệp, an toàn vệ sinh thực phẩm… Những giải pháp này góp phần đưa các mặt hàng tiêu dùng, nông sản đến với người tiêu dùng ngày càng an toàn hơn cũng như gia tăng giá trị xuất khẩu.

Thuốc BVTV tại Việt Nam được quản lý chặt chẽ

Phát biểu tại tọa đàm, ông Lê Văn Thiệt – Cục phó Cục BVTV (Bộ NN&PTNT) khẳng định, công tác quản lý nhà nước về thuốc BVTV luôn được kiểm soát chặt chẽ ở tất cả các khâu, ngay từ khâu đầu tiên về đăng ký thuốc BVTV như cấp Giấy phép khảo nghiệm, thực hiện khảo nghiệm, đánh giá đề xuất đưa vào Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, kiểm tra chất lượng trong quá trình nhập khẩu, sản xuất, buôn bán, sử dụng và thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng. Các hành vi vi phạm về chất lượng hàng hóa khi lưu thông đều được xử lý theo quy định.

Các chuyên gia trả lời các câu hỏi của Phóng viên tại Toạ đàm
Các chuyên gia trả lời các câu hỏi của Phóng viên tại Toạ đàm

Cụ thể, ngay từ khâu nhập khẩu thuốc BVTV, công tác quản lý chất lượng thuốc BVTV chặt chẽ, hiệu quả đảm bảo đúng các quy định. 100% lô hàng thuốc BVTV (bao gồm thuốc kỹ thuật và thuốc thành phẩm) nhập khẩu đều phải kiểm tra chất lượng và chỉ được nhập khẩu khi đạt yêu cầu theo quy định.

Đối với việc sản xuất thuốc BVTV tại Việt Nam chỉ được thực hiện khi Bộ NN&PTNT cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc BVTV theo quy định.

Các cơ sở sản xuất thuốc BVTV phải sản xuất thuốc BVTV đúng QCVN; TCCS do cơ sở sản xuất thuốc công bố. Trong quá trình sản xuất các cơ sở sản xuất thuốc BVTV phải chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc và chỉ được phép xuất xưởng, lưu thông trên thị trường các loại thuốc đạt chất lượng.

Ông Lê Văn Thiệt – Cục phó Cục BVTV (Bộ NN&PTNT) cho biết, trên thế giới và ở Việt Nam, thuốc BVTV vẫn được sử dụng như là một trong những biện pháp để phòng trừ sinh vật gây hại cây trồng trong nông nghiệp và đạt hiệu quả kinh tế nhất
Ông Lê Văn Thiệt – Cục phó Cục BVTV (Bộ NN&PTNT) cho biết, trên thế giới và ở Việt Nam, thuốc BVTV vẫn được sử dụng như là một trong những biện pháp để phòng trừ sinh vật gây hại cây trồng trong nông nghiệp và đạt hiệu quả kinh tế nhất

Hiện thuốc BVTV là hàng hóa nhóm 2 theo quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng và sản phẩm hàng hóa thì tất cả các loại hàng hóa này trước khi đưa ra lưu thông phải công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Việc công bố hợp quy được thực hiện theo quy định của pháp luật về TC và QCVN.

Việc kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường được thực hiện kiểm tra giám sát chất lượng bởi hệ thống thanh tra chuyên ngành từ trung ương đến địa phương cùng với thanh tra quản lý thị trường. Các hành vi vi phạm về chất lượng hàng hóa khi lưu thông đều được xử lý theo quy định. Như vậy, việc kiểm soát chất lượng thuốc BVTV được giám sát quản lý chặt chẽ từ tất cả các khâu nhập khẩu, sản xuất, lưu thông buôn bán.

Thuốc BVTV là sản phẩm được đánh giá an toàn nghiêm ngặt nhất trên thế giới

Còn theo ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch Hội doanh nghiệp sản xuất & kinh doanh thuốc BVTV– VIPA, thuốc BVTV là một trong các loại sản phẩm được đánh giá an toàn nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Thời gian nghiên cứu cho một thuốc mới kéo dài, chi phí nghiên cứu rất tốn kém. Hiện nay, để một thuốc BVTV mới, từ khi nghiên cứu đến khi giới thiệu ra thị trường, các công ty phát triển phải mất hơn 11 năm nghiên cứu với chi phí 283 triệu USD (Mỹ).

“Tuy nhiên, không thể phủ nhận, thuốc BVTV là một trong những yếu tố gây mất ổn định môi trường. Nguyên nhân là vì, khi nhận thấy ưu điểm của thuốc BVTV, người nông dân từ thăm dò sử dụng, đến ỷ lại, lạm dụng, dùng sai kỹ thuật, bỏ qua mọi biện pháp BVTV khác. Họ tin, thuốc có thể giải quyết mọi vấn đề của BVTV. Do lạm dụng, thiếu kiểm soát, dùng sai kỹ thuật, nhiều mặt tiêu cực của thuốc BVTV đã bộc lộ dẫn đến hiệu lực phòng trừ của thuốc BVTV bị giảm sút hoặc mất hẳn” - ông Nguyễn Văn Sơn nói và nhấn mạnh, ở Việt Nam, thuốc BVTV vẫn đang bị coi là tội đồ, nguyên nhân gây ra mọi hậu quả xấu trong nông nghiệp.

Báo chí có công lớn trong việc “giải oan” cho thuốc bảo vệ thực vật - Ảnh 1
Ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch Hội doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV – VIPA cho biết, hiện nay, các loại thuốc BVTV quá độc cho con người và môi sinh đã bị cấm và loại khỏi danh mục thuốc BVTV được sử dụng ở Việt Nam

“Một số người đã thổi phồng quá đáng những hậu quả xấu do thuốc BVTV gây ra. Dư lượng thuốc BVTV trên nông sản như con “ngáo ộp”, gây mọi bệnh nan y (đặc biệt bệnh ung thư); gây tâm lý sợ hãi thuốc BVTV. Họ gán cho thuốc BVTV những tội mà chúng không có. Nguy hiểm hơn, vẫn tồn tại xu thế bài xích thuốc BVTV, đặc biệt là thuốc BVTV hóa học. Để hạn chế thuốc sinh vật gây hại sinh vật gây hại hóa học, người ta định thay thế hoàn toàn bằng thuốc BVTV sinh học. Nhưng thuốc BVTV sinh học vẫn có hạn chế, dùng không thể thay thế hoàn toàn thuốc hóa học” - ông Nguyễn Văn Sơn nói thêm.

Nhiều nghiên cứu khẳng định, thuốc BVTV không gây ung thư hay bất cứ bệnh nguy hiểm nào, nếu sử dụng đúng khuyến cáo.

Báo chí - góc nhìn công tâm về thuốc BVTV

Chủ tịch Hội doanh nghiệp sản xuất & kinh doanh thuốc BVTV– VIPA nhấn mạnh, để nông nghiệp phát triển bền vững, thay vì tranh luận “nên hay không nên” dùng thuốc BVTV hóa, bằng “nên dùng thuốc BVTV thế nào để phát huy cao nhất hiệu quả kinh tế và kỹ thuật và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người, vật nuôi và môi trường”. Để làm được điều này, công tác tuyên truyền là rất quan trọng.

Những năm qua, báo chí đã tích cực lan tỏa tri thức, kỹ năng có thể giúp nông dân tiếp cận cách thức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Cụ thể, trên thị trường đã có nhiều sản phẩm tiên tiến, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất như: thiết bị bay không người lái chuyên dụng để phun thuốc bảo vệ thực vật, các thuốc BVTV hóa học thế hệ mới và thuốc BVTV sinh học.  

Tuy nhiên, hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội như Facebook, YouTube, Twitter…và các tin giả được lan truyền nhanh và rộng trên các nền tảng này, tạo hệ lụy không nhỏ đến xã hội, người sản xuất. Đơn cử như thông tin thất thiệt về; nhãn (Hưng Yên) tẩm lưu huỳnh để giữ cho mẫu mã đẹp, tươi lâu; hay như tin xoài (Đồng Tháp) được ủ thuốc trong các túi giấy lạ; rau cần Khai Thái (Hà Nội) được người dân phun thuốc tăng trưởng… Thời gian qua, còn có một vài thông tin chưa chính xác, không đủ chứng cứ khoa học về tác dụng thuốc BVTV gây nên bệnh ung thư cho người, các thông tin này đã gây hoang mang lo sợ cho cộng đồng và gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thuốc BVTV và người nông dân…

Giữa “cơn bão” thông tin thật – giả lẫn lộn, vai trò tuyên truyền của các báo đài là vô cùng quan trọng. Qua đó, định hình lại sự nhiễu loạn thông tin, giúp nông dân và người tiêu dùng có cái nhìn chính xác về vai trò của thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp.

 

Ưu tiên phát triển và sử dụng thuốc BVTV sinh học

"Trong thời gian tới, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, ngành về việc sản xuất theo chuỗi liên kết hướng đến nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn...phải  sử dụng hài hòa giũa thuốc PBVC-HC, Th BVTVHH-SH. Vì vậy, sẽ gia tăng sản xuất và sử dụng thuốc BVTV sinh học trong thời gian tới.

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế để khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV sinh học. Đồng thời, ưu tiên bố trí kinh phí ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tập huấn sử dụng thuốc, truyền thông và  xây dựng, nhân rộng các mô hình sử dụng thuốc BVTV sinh học hiệu quả; kinh phí cho nghiên cứu, phát triển sản phẩm thuốc BVTV sinh học.

Ngoài ra, ưu đãi các doanh nghiệp đầu tư khai thác các nguồn nguyên liệu bản địa, nhất là các nguồn mà Việt Nam có lợi thế như các loại cây độc làm thuốc thảo mộc (ruốc cá, trẩu, sở, xoan ta, xoan Ấn Ðộ…) hay khai thác các nguồn phụ phẩm như bã sở, hạt chè để sản xuất thuốc BVTV sinh học" - ông Lê Văn Thiệt - Cục phó Cục BVTV