Trang nhất số báo 64 - Báo in Kinh tế & Đô thị ra ngày 23/3/2021 |
Sáng 22/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đã làm với Huyện ủy Thanh Trì về kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị thời gian qua, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Tham gia buổi làm việc có Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Nguyễn Lan Hương; Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo; Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ trao kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết cho huyện Thanh Trì. Ảnh Thanh Hải |
Hà Nội công bố 6 đồ án Quy hoạch phân khu nội đô lịch sử: Bảo đảm nguyên tắc bảo tồn và phát triển
Sáng 22/3, Sở QH-KT Hà Nội phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội và UBND các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng tổ chức Hội nghị công bố 6 đồ án Quy hoạch phân khu (QHPK) nội đô lịch sử tỷ lệ 1/2.000 vừa được UBNDTP Hà Nội phê duyệt. Đây là dấu mốc quan trọng để Hà Nội giải quyết các tồn tại, bất cập tại khu vực đô thị lõi, đồng thời tạo bước đột phá xây dựng đô thị minh, hiện đại, nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Phối cảnh tổng thể Quy hoạch phân khu H1-2 tại quận Ba Đình. |
Hà Nội cho phép karaoke, bar mở cửa trở lại
Chiều 22/3, Phó Chủ tịch UBND TP, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội Chử Xuân Dũng chủ trì phiên họp thứ 99 với các sở, ban, ngành và các địa phương về công tác phòng, chống dịch.
Phó Chủ tịch UBNDTP Chử Xuân Dũng chủ trì phiên họp. Ảnh Công Thọ |
Tạo điều kiện để người dân thực hiện quyền bầu cử
Ngày 22/3, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã tiến hành Phiên họp thứ tư dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Nguyễn Thị Kim Ngân.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Trọng Đức |
Chênh lệch giá vàng trong nước - thế giới: Ai thiệt, ai lợi?
Từ nhiều năm qua, giá vàng thị trường trong nước và thế giới luôn có sự chênh lệch. Gần đây nhất, mức chênh này lên tới 8,5 triệu đồng/lượng. Đây là mức chênh lệch nhất từng được ghi nhận trong suốt 8 năm qua, tính từ thời điểm SJC trở thành thương hiệu vàng miếng quốc gia. Theo nhiều chuyên gia, hiện chính sách tín dụng vàng trong nước chưa liên thông được với thế giới dẫn tới việc thị trường vàng trong nước đang có một “sân chơi” riêng về giá.
Bài 1: Giá vàng trong nước “một mình một chợ”
Đó là thực tế diễn ra nhiều năm qua khi mà giá vàng trong nước luôn cao hơn giá vàng trên thị trường thế giới. Khi giá vàng trên thị trường thế giới tăng, giá vàng trong nước lại giảm, nhưng phổ biến vẫn là giá vàng thế giới giảm, trong khi giá vàng trong nước lại tăng hoặc giảm rất chậm.
Sau đỉnh cao, chứng khoán có đổi màu?
Dù vất vả nhưng chỉ số VN-Index cuối cùng cũng đã vượt được đỉnh 1.200 điểm, mức lịch sử 20 năm kể từ khi thành lập thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đến nay. Như thường lệ, sau đỉnh cao, thị trường đã có những phiên điều chỉnh. Sau xanh là đỏ, sau đỏ, thị trường sẽ có màu gì trong tuần này là câu hỏi được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Nhà đầu tư giao dịch tại một sàn chứng khoán ở Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng |
Nhân Ngày Khí tượng thế giới (23/3): Hiện đại hóa mạng lưới quan trắc
Thời gian qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, song với sự nỗ lực không ngừng, ngành khí tượng thủy văn (KTTV) đã đạt được những kết quả bước đầu, mang tính đột phá, tạo tiền đề cho công tác dự báo, cảnh báo thiên tai.
Ngành KTTV có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh, đặc biệt là công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Ảnh: TTXVN |
Thị trường nhà phố TP Hồ Chí Minh: Nhà triệu đô mỏi mòn chờ bán
Chưa bao giờ số lượng nhà phố, mặt bằng có giá trị khủng, khách sạn... có vị trí đắc địa trên địa bàn các quận trung tâm TP Hồ Chí Minh lại được rao bán nhiều và cấp tập như hiện nay. Phải chăng, đại dịch Covid-19 đã làm lung lay niềm tin của giới đầu tư vào nhà phố, vốn luôn được đánh giá cao trong suốt lịch sử thị trường bất động sản (BĐS)?
Một tòa nhà 2 mặt tiền, góc phố trung tâm quận 1 bị bỏ hoang trong suốt cả năm 2020, khả năng khai thác sinh lời là con số 0. Ảnh: Huy Khánh |
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về nhận thức, lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện. Trong đó, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, đột phá từ chuyển đổi số vào công tác PBGDPL đã từng bước được chú trọng triển khai và đạt được kết quả bước đầu.
Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP Hà Nội tuyên truyền pháp luật bằng hình thức infographic phát qua thiết bị điện tử lắp đặt tại thang máy chung cư. |
Thắp lửa cống hiến cho tuổi trẻ
Nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2021), Ban Quản lý di tích nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày “Một thời sôi nổi”. Những ký ức một thời sôi nổi của thế hệ thanh niên Việt Nam sinh ra trong thời chiến và giai đoạn hiện nay được tái hiện chân thực qua các hiện vật và lời kể của các nhân chứng lịch sử.
Công chúng tham quan trưng bày ''Một thời sôi nổi'' tại Khu di tích nhà tù Hỏa Lò. Ảnh: Minh An |
Hà Nội gắn biển đường phố mang tên GS.TS, bác sĩ Phạm Khắc Quảng
Ngày 22/3, UBND quận Long Biên phối hợp với Bệnh viện Phổi T.Ư tổ chức Lễ gắn biển tên đường phố Phạm Khắc Quảng, Nguyễn Thời Trung và Hoàng Minh Đạo thuộc quận Long Biên. Tham dự có Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng.
Lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo UBND TP Hà Nội thực hiện nghi thức gắn biển tại phố Phạm Khắc Quảng, phường Giang Biên, quận Long Biên. |
Đa dạng phương thức tuyển sinh đại học 2021
Bên cạnh phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, nhiều trường đại học (ĐH) tốp trên công bố những phương thức khác để tuyển chọn thí sinh có chất lượng nhất.
Năm 2021, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức nhiều đợt thi đánh giá năng lực dành cho học sinh THPT. Ảnh: Thủy Trúc |
Tìm hướng xử lý phụ phẩm nông nghiệp
Theo thống kê, khối lượng phụ phẩm nông nghiệp phát sinh hàng năm tại Hà Nội lên tới hàng triệu tấn. Việc giải quyết triệt để số phụ phẩm này không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn góp phần quan trọng bảo vệ môi trường nông thôn.
Phụ phẩm nông nghiệp được sử dụng để nuôi giun quế tại huyện Gia Lâm. Ảnh: Tùng Nguyễn |
Căng thẳng tại Myamar: Âm ỉ cuộc khủng hoảng di cư
Hàng nghìn người dân Myanmar đang tìm cách thoát khỏi cuộc trấn áp của lực lượng an ninh. Những tuyến đường ra khỏi Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar, cuối tuần qua đã chật cứng người tháo chạy.
Tình trạng hỗn loạn tại Myanmar khiến hàng nghìn ngườirời khỏi đây đến các quốc gia láng giềng tị nạn. Ảnh: AFP |