Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in ngày 1/9

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - HĐND TP Hà Nội Tổ chức phiên họp giải trình về kết quả thực hiện và giải ngân kế hoạch Đầu Tư công: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ… là những tin tổng hợp hấp dẫn nhất trên báo in Kinh tế & Đô thị ra ngày 1/9/2020.

Trang nhất số báo 204 + 205 - Báo in Kinh tế & Đô thị ra ngày 1/9/2020
HĐND TP Hà Nội Tổ chức phiên họp giải trình về kết quả thực hiện và giải ngân kế hoạch Đầu Tư công: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ
Ngày 31/8, Thường trực HĐND TP Hà Nội tổ chức phiên họp Thường trực HĐNDTP gắn với hoạt động giải trình về tình hình, kết quả thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công của TP năm 2020 và giai đoạn 2016 - 2020. Dự phiên họp có Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng; Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc; Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP Nguyễn Lan Hương; Trưởng ban Dân vận Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Chủ tịch Thường trực UBNDTP phụ trách, điều hành hoạt động của UBNDTP Nguyễn Văn Sửu; Phó Chủ tịch HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà...
Quang cảnh Phiên họp giải trình. Ảnh: Thanh Hải

Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc: Xem xét trách nhiệm người đứng đầu nếu chậm giải ngân

Phát biểu bế mạc Phiên giải trình, Chủ tịch HĐNDTP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh: TP xác định việc thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2015 - 2020 có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ với TP mà với cả nước, bởi vốn đầu tư công của TP giai đoạn này chiếm tới 10% vốn của cả nước, nếu làm tốt thì không chỉ đáp ứng phát triển của Hà Nội mà còn góp phần vào phát triển của cả nước.

Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu kết luận Phiên giải trình. Ảnh: Thanh Hải
PGS.TS Bùi Đình Phong: Tuyên ngôn Độc lập - tỏa sáng khát vọng tự cường
“Khơi dậy tinh thần của bản Tuyên ngôn Độc lập là khơi dậy tinh thần yêu nước, khát vọng dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, đại đoàn kết toàn dân tộc...”. PGS. TS Bùi Đình Phong (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) nhấn mạnh khi trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị về những giá trị xuyên thời đại của bản Tuyên ngôn Độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình cách đây 75 năm vào ngày 2/9/1945..
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945.
Quảng trường Cách mạng tháng 8: Nơi lưu dấu câu chuyện lịch sử
Ngày 19/8/1945, tại Quảng trường Cách mạng tháng 8 (phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra cuộc mít tinh phát động tổng khởi nghĩa và giành chính quyền. GS.TS Phạm Hồng Tung - Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (Đại học Khoa học xã hội và nhân văn) bày tỏ: 75 năm đã trôi qua nhưng những ký ức về ngày 19/8/1945 vẫn không nhạt phai trong lòng người dân Thủ đô và cả nước.
Quảng trường Cách mạng tháng 8. Ảnh: Phạm Hùng
Hồ Chủ tịch với đường lối ngoại giao rộng mở, hội nhập
Đường lối ngoại giao rộng mở của Người trong suốt cuộc đời hoạt động đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam, giúp cho Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ đứng vững trong những ngày đầu “tứ bề thọ địch”. Thủ tướng Phạm Văn Đồng, học trò xuất sắc của Bác, người có nhiều dấu ấn nổi bật trong lĩnh vực ngoại giao đã nói "sự ứng xử linh hoạt của Hồ Chí Minh trong giao tiếp ngoại giao đã trở thành những câu chuyện huyền thoại".
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đoàn nhà báo L’Unita của Đảng Cộng sản Italia, ngày 12/5/1959. Ảnh: Tư liệu
Chương trình nghệ thuật Chào mừng 2/9: Chú trọng hình thức tổ chức online
Rất nhiều chương trình nghệ thuật, triển lãm, sàn giao dịch sách đã được lên khung để tổ chức vào dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Năm nay các chương trình được thực hiện theo tinh thần giãn cách xã hội, tăng cường trực tuyến.
Hòa nhạc Quốc gia ''Điều còn mãi'' tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Xây dựng vị thế Việt Nam ngày càng vững mạnh
75 năm sau Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 năm 1945, Việt Nam đã vượt qua 4 cuộc khủng hoảng và kỳ vọng vượt qua cuộc khủng hoảng thứ 5 này. Đồng thời, Việt Nam cũng đã 4 lần chuyển vị thế và kỳ vọng sẽ chuyển vị thế lần thứ 5.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đại diện các doanh nghiệp tại buổi gặp mặt ngày 16/7/2020. Ảnh: Quang Hiếu
Chuyên gia ADB Nguyễn Minh Cường: Việt Nam đủ năng lực vượt khủng hoảng “chưa có tiền lệ”
“Việt Nam có đủ năng lực và sức sáng tạo để đưa ra giải pháp ứng phó với khủng hoảng từ Covid-19 một cách hiệu quả”- chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Nguyễn Minh Cường nhận định.
Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Nguyễn Minh Cường.
Bước chuyển lớn trong tư duy - hiệu quả trong đổi mới
Dấu mốc khởi đầu của đổi mới chính sách kinh tế được bắt đầu từ Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986) với đường lối đổi mới toàn diện đất nước, mà trước hết là “đổi mới về tư duy kinh tế”, mở ra bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế nước ta.
Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Ảnh: Tư liệu
Kinh tế Hà Nội những tháng cuối năm: Nỗ lực cao nhất để thực hiện nhiệm vụ kép
Đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành đã tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng. Với tình hình dịch bệnh phức tạp, TP Hà Nội quyết liệt triển khai các giải pháp phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
Hà Nội gỡ hàng loạt nút thắt giao thông
Với 4 công trình: Đường Vành đai 2 trên cao, đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở; Vành đai 3 đi thấp bằng cầu qua hồ Linh Đàm; Vành đai 3, đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long; cầu vượt nút giao Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt, nhiều điểm nghẽn giao thông của Hà Nội đã và đang được giải quyết triệt để.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cùng các đại biểu gắn biển công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII. Ảnh: Thanh Hải
Cầu Thăng Long: Cây cầu của tình hữu nghị Việt - Xô
Đã 30 năm trôi qua kể từ ngày Liên bang Xô Viết (Liên Xô) tan rã, nhưng một trong những chứng tích của tình hữu nghị giữa Việt Nam và quê hương của cuộc Cách mạng tháng Mười vĩ đại vẫn đang tồn tại. Đó chính là cầu Thăng Long - cây cầu của tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô.
Ông Hoàng Minh Chúc (người đứng giữa) cùng với chuyên gia Liên Xô thực hiện dự án xây cầu Thăng Long. Ảnh: Tư liệu
Người dân ngoại thành ăn Tết Độc lập
Từ xưa trong đời sống của người dân đồng bằng Bắc Bộ, gần như tháng nào trong năm cũng có lễ tết. Ngoài Tết Nguyên đán, rằm tháng Giêng là Tết Nguyên tiêu, sang tháng 3 Tết Hàn thực, tháng 5 Tết Đoan Ngọ... Sau năm 1945, đồng bằng Bắc Bộ nói riêng và người dân cả nước nói chung còn có Tết Độc lập 2/9.
Cờ hoa trang trí trên đường phố Hà Nội chào mừng 75 năm Quốc khánh Việt Nam. Ảnh: Chiến Công
Xuyên đêm truy tìm virus SARS-CoV-2
Cứ lúc nào có kết quả xét nghiệm Covid-19, 11 cán bộ, nhân viên y tế khoa Sinh học phân tử các bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư lại có tâm trạng hồi hộp. Tất cả cùng chung câu hỏi, liệu có ca nào dương tính hay không? Nhưng thật may mắn, 10.000 mẫu được trả kết quả xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đều âm tính, tất cả vỡ òa trong hạnh phúc!
Những chiến sĩ áo trắng quyết tâm giúp Hà Nội truy lùng giặc Covid-19. Ảnh: Thảo Trần
Diện mạo mới ở miền quê kiểu mẫu
Nằm ở phía Đông của huyện Thường Tín, Hồng Vân là một trong 13 xã của Hà Nội được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao tính đến nay. Đây cũng là địa phương đầu tiên được TP lựa chọn thí điểm xây dựng NTM kiểu mẫu.
Du lịch nông nghiệp sinh thái trải nghiệm là mô hình kinh tế đang phát triển nhanh tại xã Hồng Vân. Ảnh: Trọng Tùng