Trang nhất số báo 197 - Báo in Kinh tế & Đô thị ra ngày 24/8/2020. |
Bộ Xây dựng và TP Hà Nội: Cùng gỡ vướng trong cải tạo chung cư cũ
“Để có thể tạo ra đột phá mới trong cải tạo, xây dựng chung cư cũ, Bộ Xây dựng sẵn sàng phối hợp với Hà Nội theo tinh thần những gì khó khăn thuộc thẩm quyền, sẽ tháo gỡ ngay; với những vướng mắc thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật, sẽ kiến nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội cho thực hiện thí điểm”. Đây là nội dung đáng chú ý được nêu lên tại cuộc làm việc giữa Thường trực Thành ủy Hà Nội với Ban Cán sự Đảng Bộ Xây dựng diễn ra cuối tuần qua.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ và Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà chủ trì cuộc làm việc.
Đại diện lãnh đạo TP Hà Nội và Bộ Xây dựng ký kết Quy chế phối hợp trong giai đoạn tiếp theo. Ảnh: Thanh Hải |
20 năm hoạch định biên giới đất liền Việt - Trung: Dấu mốc xây dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực
Ngày 23/8, tại TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cùng Ủy viên Quốc vụ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đồng chủ trì “Hoạt động kỷ niệm 20 năm ký Hiệp ước biên giới và 10 năm triển khai 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc”.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bên cột mốc biên giới. Ảnh: VGP |
Điểm nhấn từ sự chủ động và sát thực tiễn
Thực hiện lời dạy của Bác về xây dựng Đảng, trong bất kỳ thời điểm nào, các cấp ủy Đảng tại Hà Nội cũng luôn gương mẫu, đi đầu với nhiều cách làm chủ động, sáng tạo, sát thực tiễn và hiệu quả.
Quang cảnh Đại hội Đảng bộ khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải |
Nghị định 91/2020/NĐ-CP: "Kháng sinh liều cao" cho tin nhắn rác
Nghị định 91/2020/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành được đánh giá là mảnh ghép cần thiết để hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm triệt tiêu vấn nạn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác đã bủa vây người dùng từ lâu nay.
Ảnh minh họa |
Đề nghị hỗ trợ 130.000 đồng/người/ngày với phóng viên tham gia phòng, chống dịch Covid-19
Bộ TT&TT vừa có công văn số 3102/BTTTT-KHTC gửi Bộ Y tế về một số nội dung liên quan đến việc hỗ trợ đối với phóng viên, lao động của các cơ quan báo chí theo Nghị quyết 37/NQ-CP của Chính phủ về một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19.
Phóng viên báo Kinh tế & Đô thị tác nghiệp tại ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Thanh Hải |
Cục Thuế Thành phố Hà Nội: Đẩy mạnh triển khai áp dụng hóa đơn điện tử trên địa bàn
Phấn đấu hoàn thành mục tiêu "100% DN trên địa bàn TP Hà Nội áp dụng hóa đơn điện tử trước ngày 30/9/2020" theo chỉ đạo của lãnh đạo Thành ủy và UBND TP Hà Nội, Cục Thuế Hà Nội đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc, hỗ trợ DN trong triển khai hóa đơn điện tử.
Tra cứu hồ sơ tại Cục Thuế Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải |
Trong tình trạng dịch Covid-19 lần 2 trở lại, nhiều DN có nguy cơ phá sản, thua lỗ, nợ nần tăng cao, kéo theo nhiều người lao động mất việc làm, thất nghiệp.
Người tiêu dùng mua hàng tại siêu thị VinMart. Ảnh: Việt Linh |
Mối đe dọa tiềm tàng với an ninh hàng không
Chim trời lâu nay vẫn được coi là “kẻ thù” đối với ngành hàng không. Rất nhiều trường hợp chim trời đe dọa hoặc gây ra hậu quả đối với an ninh hàng không.
Máy bay đối mặt với nhiều hiểm họa khi va chạm với chim trời. (Ảnh Lê Thanh). |
Vì sao Đại lộ Chu Văn An ngập trong rác thải?
Dù mới được thông xe chưa lâu, tuy nhiên, Đại lộ Chu Văn An đã biến thành nơi tập kết rác thải gây mất vệ sinh môi trường (VSMT), mỹ quan đô thị. Điều đáng nói, dù tình trạng trên đã tồn tại nhiều tháng nay, các cơ quan chức năng đã nhiều lần có ý kiến với chủ đầu tư dự án, song bao giờ Đại lộ Chu Văn An hết rác vẫn chưa có câu trả lời!
Đại lộ Chu Văn An ngập trong rác thải. |
Vận tải dịp nghỉ Lễ 2/9: Vẫn trông chờ vào sự tự giác của nhà xe
Nhiều ý kiến nhận định, kỳ nghỉ Lễ 2/9 năm nay, áp lực về vận tải hành khách không lớn, người dân đi lại ít do thời gian nghỉ ngắn và ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Vấn đề cần quan tâm hơn cả là công tác phòng chống, ngăn ngừa lây lan dịch bệnh tại các bến xe, nhà ga, điểm trung chuyển…
Xe đón khách tại bến xe Mỹ Đình. Ảnh: Duy Anh |
Nhiều trường học lên phương án dạy trực tuyến
Còn hơn chục ngày nữa sẽ đến khai giảng năm học mới 2020 - 2021 nhưng thời điểm này tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, không ít trường học đã lên phương án dạy học trực tuyến để bảo vệ sức khỏe cho giáo viên, học sinh.
Giáo viên Mỹ thuật trường Tiểu học Văn Yên, quận Hà Đông dạy học trực tuyến cho học sinh để phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: Ngọc Linh |
Chuyển đổi hiệu quả đất trồng lúa: Lời giải cho đất nông nghiệp bỏ hoang
Theo thống kê, Hà Nội hiện có khoảng 97.800ha đất trồng lúa. Để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là không để hoang phí những diện tích này, thời gian qua, TP đã tập trung chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Mô hình chuyển đổi hiệu quả đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản tại huyện Ứng Hòa |
Hoạt động cầm đồ: Khai tử hay đổi mới luật để kiểm soát?
Đòi nợ thuê được coi là tiếp sức bùng nổ cho vay nặng lãi đã có điếu văn khai tử theo Luật Đầu tư (ĐT) năm 2020, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, thì cầm đồ ngày càng biến tướng cho vay nặng lãi có nên khai tử tiếp? Cầm đồ được coi là dịch vụ kinh doanh có điều kiện nhưng muốn mở tiệm cầm đồ không có gì khó khăn, luật pháp chưa đủ chế tài kiểm soát.
Bài 1 - Quy định pháp luật không đồng bộ
Theo điểm 2, điều 4 của Luật Tổ chức tín dụng (TCTD) hiện hành (năm 2010 và sửa đổi năm 2017) thì hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ. Trong đó, nghiệp vụ cho vay có thể thực hiện thông qua các hình thức như cho vay tín chấp, cho vay thế chấp, cho vay cầm cố, cho vay khác. Cầm đồ là một hình thức cho vay cầm cố, nên các tiệm cầm đồ tuy không phải là các TCTD nhưng thực sự đang tổ chức hoạt động nghiệp vụ ngân hàng.
Ảnh minh họa |
Nhà hàng, quán ăn thời Covid-19: Thực hiện giãn cách, bảo đảm an toàn thực phẩm
Để phòng chống dịch Covid-19, nhiều nhà hàng, quán ăn, quán cà phê tại Hà Nội đã áp dụng các biện pháp phòng chống dịch. Các chuyên gia nhận định, nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại các nhà hàng, quán ăn, giải khát… rất cao nên ở những nơi này phải thực hiện nghiêm việc phòng, chống dịch, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, vừa thực hiện giãn cách vừa bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP).
Một quán ăn trên tuyến phố Phùng Hưng, quận Hoàn Kiếm chủ động làm vách ngăn giữa các khách hàng. Ảnh: Ngọc Tú |
Sục sôi chiến dịch “Sạch đĩa” tại Trung Quốc
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Tập Cận Bình về chống lãng phí thực phẩm, nhiều quy định, sáng kiến và xu hướng mới đang xuất hiện tại Trung Quốc, hưởng ứng phong trào ăn sạch đĩa để hạn chế vấn đề thất
Một tấm biển khuyến khích thực khách không lãng phí được bày trên bàn ăn tại nhà hàng ở Trung Quốc. Ảnh: AFP |