Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in ngày 8/1

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thưởng Tết - bức tranh vẫn tươi sáng; Doanh nghiệp chia sẻ khó khăn và giữ chân người lao động… là những tin tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in 07 ra ngày 8/1/2022

Trang nhất số báo 07 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 08/01/2022
Trang nhất số báo 07 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 08/01/2022

Thưởng Tết - bức tranh vẫn tươi sáng

Hơn 3 tuần nữa là tới Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Dù khó khăn do đại dịch Covid-19, song thời điểm này nhiều địa phương đã công bố mức thưởng Tết cho người lao động (NLĐ). Tổ chức đại diện cho NLĐ các cấp công bố sẽ hỗ trợ bằng tiền và những món quà Tết ý nghĩa thấm đẫm tình cảm sẻ chia.

Nhiều doanh nghiệp nỗ lực vượt khó để bảo đảm tiền lương, thưởng Tết cho người lao động. Ảnh: Thanh Hải
Nhiều doanh nghiệp nỗ lực vượt khó để bảo đảm tiền lương, thưởng Tết cho người lao động. Ảnh: Thanh Hải

Doanh nghiệp chia sẻ khó khăn và giữ chân người lao động

Bên cạnh những DN thưởng Tết Nhâm Dần tháng lương thứ 13, lại có đơn vị tăng tiền thưởng Tết cao hơn so với năm trước để giúp người lao động (NLĐ) giải quyết khó khăn và đồng thời giữ chân để chuẩn bị cho kế hoạch sản xuất năm 2022.

Hoàn thiện sản phẩm tại Công ty Xe đạp Thống Nhất Hà Nội. Ảnh: Hải Linh
Hoàn thiện sản phẩm tại Công ty Xe đạp Thống Nhất Hà Nội. Ảnh: Hải Linh

Xuất khẩu nông sản bền vững: Phải thay đổi tư duy sản xuất, bán hàng

Tình trạng ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu phía Bắc kéo dài nhiều ngày qua đã làm đau đầu các nhà quản lý về giải pháp tháo gỡ cũng như gây thiệt hại không nhỏ cho DN, nông dân. Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, PGS.TS Phạm Tất Thắng - Chuyên gia cao cấpViện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (Bộ Công Thương) cho rằng, muốn xuất khẩu nông sản bền vững, về lâu dài Việt Nam phải thay đổi từ tư duy tổ chức sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm đến chiến lược đa dạng hóa thị trường.

PGS.TS Phạm Tất Thắng - Chuyên gia cao cấpViện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (Bộ Công Thương).
PGS.TS Phạm Tất Thắng - Chuyên gia cao cấpViện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (Bộ Công Thương).

Đường sắt đô thị - bộ khung định hình lại giao thông đô thị - Bài cuối:  Đầu tư toàn diện cho “quân Át chủ bài”

Đường sắt đô thị (ĐSĐT) đã chính thức hòa mạng với hệ thống vận tải công cộng Hà Nội khi tuyến số 2A Cát Linh - Hà Đông đi vào vận hành, và ngay lập tức cho thấy giá trị của “quân Át chủ bài”. Nếu được Chính phủ, và TP đầu tư toàn diện cả về chính sách, nguồn vốn, nguồn nhân lực…, mạng lưới ĐSĐT sẽ nhanh chóng hoàn thiện, giải quyết vô vàn khó khăn cho giao thông đô thị Hà Nội.

Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Duy Linh
Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Duy Linh

Gia tăng áp lực lạm phát trong năm 2022

Nguy cơ rủi ro lạm phát đối với Việt Nam đang hiện hữu và còn chịu áp lực tăng trong bối cảnh giá cả thế giới chưa sớm hạ nhiệt, lạm phát toàn cầu còn ở mức cao (3,3%) trong năm 2022 trước khi hạ nhiệt từ giữa năm và những năm tiếp theo.

Khách hàng mua sắm tại Tops Market. Ảnh: Hải Linh
Khách hàng mua sắm tại Tops Market. Ảnh: Hải Linh

Vietcombank - ngân hàng số 1 Việt Nam

Vietcombank luôn thuộc tốp đầu và là ngân hàng giữ vị trí quán quân về lợi nhuận lâu nhất trong suốt 10 năm qua. Đây cũng là ngân hàng duy nhất ghi lợi nhuận tỷ USD trong một năm. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VCB của Vietcombank được xếp vào hàng cổ phiếu Bluechip, vốn hoá lớn trên thị trường.

Khách hàng giao dịch tại hội sở Vietcombank, Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải
Khách hàng giao dịch tại hội sở Vietcombank, Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải

Níu giữ giá trị truyền thống gia đình trong giới trẻ

Gia đình là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng, giáo dục con người. Những chuẩn mực và giá trị tốt đẹp của gia đình sẽ củng cố các mối quan hệ gia đình và tạo môi trường thuận lợi cho mỗi cá nhân phát triển. Tuy nhiên, với sự giao lưu hội nhập văn hóa phương Tây những giá trị gia đình mang tính truyền thống của Việt Nam đang bị lung lay. Làm gì để níu giữ những giá trị đó là băn khoăn không chỉ của thế hệ lớn tuổi mà còn của rất nhiều người trẻ hướng về truyền thống.

Gia đình là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng, giáo dục con người. Ảnh: Việt Dũng
Gia đình là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng, giáo dục con người. Ảnh: Việt Dũng

Gia đình xưa và nay

Trong vài thập niên trở lại đây, hôn nhân và gia đình Việt Nam đã chứng kiến những biến chuyển quan trọng, từ kiểu mẫu gia đình truyền thống sang kiểu gia đình với những đặc điểm mới, hiện đại và tự do hơn. Mẫu hình gia đình xưa và gia đình nay đã có thay đổi.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trần Trọng Kim - nhà giáo dục tiên phong

Trần Trọng Kim là trí thức tân học hồi đầu thế kỷ 20 đã có nhiều đóng góp quan trọng xây dựng nền giáo dục mới và là tác gia có nhiều công trình nghiên cứu lịch sử, văn học, tôn giáo có giá trị lớn.

Trần Trọng Kim (1883 – 1953).
Trần Trọng Kim (1883 – 1953).

Mobility Services xuất hiện

“Đại dịch Covid-19 đã đặt ra con người trước những thách thức mới cho ngành GTVT, nhưng nó cũng tạo ra những cơ hội cho sự đổi mới" - ông Brett Wheatley là Giám đốc điều hành của  TransLoc, một công ty giải pháp phần mềm giao thông Mỹ khẳng định.

Hệ thống xe đạp công cộng tại Đài Loan (Trung Quốc). Ảnh: Đức Huy
Hệ thống xe đạp công cộng tại Đài Loan (Trung Quốc). Ảnh: Đức Huy

Ổn thôi  mà...

Mới đây, một thí sinh dự thi American’s Got Talent với hoàn cảnh đặc biệt đã làm chị xúc động, khiến chị cảm thấy hoàn cảnh của mình, gia đình mình là vô cùng may mắn.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Chọn nơi uy tín để tập Yoga
Những ai chưa tập, có ý định tập, hoặc đang tập Yoga, chắc chắn đang có nhiều câu hỏi về môn nay. Chúng tôi xin giải đáp một vài câu hỏi câu hỏi cơ bản thường gặp, nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản nhất để bạn đọc có thể yên tâm và tin tưởng về phương pháp Yoga.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Phòng ngừa bệnh cơ xương khớp mùa lạnh

Vào giai đoạn chuyển mùa, đặc biệt là từ thu sang đông và đông sang xuân, thời tiết thường giá lạnh, kèm theo khô táo hoặc ẩm ướt. Khi đó, những người mắc bệnh khớp thường cảm nhận rõ hơn tình trạng đau nhức, tê cứng, khó vận động tại khớp. Điều này khiến bệnh nhân khổ sở trong sinh hoạt, trong lao động từ đó làm giảm sút chất lượng cuộc sống, thậm chí có thể bị những biến chứng không đáng có.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Đã có giải pháp loại bỏ triệt để tín dụng đen?

Vấn nạn tín dụng đen ở nước ta ngày càng biến tướng, gây ra nhiều hệ lụy. Cùng với các giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn “sạch”, Nghị quyết Hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” do Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao mới ban hành được coi là giải pháp hữu hiệu giúp ngăn chặn, loại bỏ tín dụng đen.

Tín dụng đen len lỏi mọi ngõ ngách, từ TP đến vùng quê nghèo. Ảnh: Nguyễn Hoàn
Tín dụng đen len lỏi mọi ngõ ngách, từ TP đến vùng quê nghèo. Ảnh: Nguyễn Hoàn

Nguy cơ lây lan chủng Omicron trong cộng đồng rất lớn

Bộ Y tế đã có công điện gửi Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch trước biến chủng Omicron.

Tư vấn điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Ảnh: Thành Đạt
Tư vấn điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Ảnh: Thành Đạt

Đằng sau kỷ lục 3.000 tỷ USD vốn hóa của Apple

Khởi nguồn từ một công ty sản xuất máy tính ở California (Mỹ) vào năm 1976, giá trị vốn hóa của Apple cán mốc 2.000 tỷ USD sau 44 năm. Nhưng gây chấn động hơn cả, giá trị của Apple đã chỉ mất 16 tháng và 15 ngày để tăng thêm 1.000 tỷ USD, lên mốc 3.000 tỷ USD ngay trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu bởi đại dịch.

Giám đốc điều hànhTim Cook phát biểu trong một sự kiện đặc biệt của Apple tại San Francisco, California. Ảnh: Getty Images
Giám đốc điều hànhTim Cook phát biểu trong một sự kiện đặc biệt của Apple tại San Francisco, California. Ảnh: Getty Images