Trang Nhất số báo Cuối tuần - Số 106 Báo in Kinh tế & Đô thị ra ngày 09/5/2020 |
Tuần đầu học sinh Hà Nội trở lại trường: Ứng phó linh hoạt trong phòng dịch và phương thức đào tạo
Những ngày đầu học sinh trở lại trường, các cơ sở giáo dục đã triển khai nhiều giải pháp ứng biến khác nhau, trong đó có việc điều chỉnh môn học, khối lớp, chú trọng dạy học trực tuyến để đảm bảo kết thúc chương trình như dự kiến.
Kiểm tra thân nhiệt là yêu cầu bắt buộc trước khi học sinh vào lớp. Ảnh Bảo Trọng |
Nhiều trường tìm cách gỡ khó cho thí sinh
Sau thời gian nghỉ dài vì tình hình dịch bệnh, đến nay nhiều trường đại học liên tiếp điều chỉnh phương án tuyển sinh đầu vào đã ít nhiều gây ra xáo trộn về tâm lý. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia giáo dục, những điều chỉnh này thực chất đã giúp ích, gỡ khó cho các thí sinh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông.
GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông. |
Kinh tế Việt Nam Hậu Covid: Cơ hội đột phá
Chúng ta đang có cơ hội để bước ra khỏi đà suy giảm kinh tế xuất phát từ đại dịch sớm hơn so với nhiều nền kinh tế khác. Việt Nam cần tranh thủ những diễn biến tích cực trong việc ứng phó với dịch bệnh để làm bước đột phá cho nền kinh tế. Đó là những nhận định của PGS.TS. Hoàng Văn Cường - Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, khi trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị.
PGS. TS. Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân |
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Giải quyết nhanh từng nút thắt
Bộ Giao thông Vận tải và TP Hà Nội đang làm tất cả những gì có thể để sớm đưa Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào khai thác thương mại, góp phần giải phóng sức ép lên hạ tầng giao thông đô thị của Thủ đô.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông nhìn từ trên cao. Ảnh Phạm Hùng |
Chuẩn bị thời cơ đón dòng vốn FDI
Việt Nam kiểm soát dịch bệnh từ sớm và đến giờ vẫn làm chủ tình hình, điều này đã được các cơ quan có uy tín trên thế giới ghi nhận. Nếu tiếp tục kiểm soát được dịch Covid-19 như hiện nay và tránh được các cuộc phong tỏa kéo dài Việt Nam sẽ là một trong những nước thu hút được dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Sản xuất điện thoại tại Công Ty TNHH SamSung Electronics Việt Nam. Ảnh Thanh Hải |
Nữ doanh nhân Phan Hồng Châu và câu chuyện kinh doanh lương thiện
“Trong cuộc sống hay trên thương trường, người lương thiện luôn là người thông minh và hạnh phúc nhất”, đó là triết lý sống và kinh doanh giúp doanh nhân Phan Hồng Châu - Giám đốc Công ty CP Du lịch và Dịch vụ Hy Vọng (Esperantotur) xây dựng DN lớn mạnh.
Doanh nhân Phan Hồng Châu Giám đốc Công ty CP Du lịch và Dịch vụ Hy Vọng (Esperantotur) |
Thời đại kỷ nguyên số: Văn hóa đọc xuống cấp?
Sự phát triển của khoa học, công nghệ đã tạo điều kiện cho xuất bản số phát triển. Nhờ có công nghệ, các ấn phẩm xuất bản nhanh hơn, tiếp cận bạn đọc dễ dàng hơn. Người đọc đã tiến gần hơn với sách thông qua các trang web, ứng dụng trên thiết bị thông minh. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự phát triển của internet đã “nhấn chìm” văn hóa đọc sách, song cũng có ý kiến văn hóa đọc không xuống cấp mà chỉ là sự thay đổi hình thức đọc sách.
Cần phải thúc đẩy phát triển văn hóa đọc hơn nữa trong thời gian tới. trong ảnh. Độc giả chọn mua ấn phẩm tại hội chợ sách diễn ra ở Hà Nội. Ảnh Công Hùng |
Thú chơi cây cảnh
Để tạo dựng được một cây cảnh nghệ thuật , người trồng cây phải có kiến thức, gửi gắm tâm tư, tình cảm của chính mình vào cây cỏ, mỗi lần uốn tỉa một cành, hoặc cắt đi một cái rễ cây cũng là một quá trình lao động sáng tạo. Báo Kinh tế & Đô thị trân trọng giới thiệu một số hình ảnh về cây cảnh nghệ thuật của NSNA Văn Phúc - CLB Nhiếp ảnh người cao tuổi Hà Nội.
Thú chơi cây cảnh nghệ thuật |
Khi Thượng hoàng Trần Nhân Tông răn dạy vua
Trần Nhân Tông (1258 - 1308) là vị vua góp công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông lần 2 và lần 3. Sau những cuộc chiến khốc liệt, ông là người nhân từ, đức độ, là vị tổ sáng lập Thiền phái Trúc Lâm, một nhà thơ, nhà văn hóa lớn. Đây cũng là nhà vua có cách dùng người nghiêm cẩn, thưởng phạt công minh.
Khu di tích Đền Trần, Nam Định. |
Trở lại với xà phòng tự nhiên thân thiện với môi trường
Bạn có nhận ra, mỗi khi chúng ta tắm, những hóa chất từ sữa tắm dầu gội chảy xuống cống cũng đã góp phần gây ô nhiễm môi trường? Một số hóa chất được sử dụng trong xà phòng đã được chứng minh là gây dị tật bẩm sinh và tổn thương gan ở động vật. Chính vì vậy, con người bắt đầu có xu hướng tìm về những thứ làm sạch tự nhiên để sử dụng như xà phòng mà vẫn bảo vệ môi trường.
Học sinh Hà Nội sử dụng xà phòng để vệ sinh tay trước khi vào lớp. Ảnh: Công Hùng |
Chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người hen suyễn
Hen suyễn là một bệnh mạn tính đòi hỏi phải điều trị lâu dài, phần lớn thời gian điều trị diễn ra tại nhà thông qua việc người bệnh sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tại Việt Nam, ty lệ người bệnh hen chiếm khoảng 4 - 5% dân số, số lượng người bệnh là trẻ em nhiều hơn so với người lớn. Theo một số nghiên cứu, tần suất hen ở trẻ 13 - 14 tuổi tại nước ta là 14, 8%, đứng hàng thứ 4 trên thế giới.
Kiểm tra y tế cho bệnh nhân tại xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn. Ảnh: Chiến Công |
Khi côn đồ đột lốt doanh nhân
Khoác áo doanh nhân, tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, đó là vỏ bọc của vợ chồng “ông trùm” hoạt động theo kiểu xã hội đen Nguyễn Xuân Đường và Nguyễn Thị Dương ở Thái Bình. Đến khi hai người này bị bắt, mọi người mới hiểu rõ bản chất của những kẻ côn đồ đột lốt doanh nhân.
''Trùm'' giang hồ Đường''Nhuệ'' phải tra tay vào còng sau nhiều năm gây ra nỗi khiếp sợ cho người dân địa phương. Ảnh: CTV |
Thương chiến trên nền đại dịch
Nguy cơ nối lại cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã dậy sóng ở cả hai bên trong những ngày gần đây, mà đằng sau là các toan tính lâu dài, bất chấp rủi ro có thể bị nhân lên do cuộc khủng khoảng Covid-19.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc công bố thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 vào ngày 15/1/2020. |