Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in ra ngày 11/9

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hà Nội “phân vùng chống dịch” - giải pháp hiệu quả cho giai đoạn mới; Kỳ vọng vào thuốc điều trị Covid-19… là những tin tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in 212 ra ngày 11/9/2021.

 Trang nhất số báo 212 - Báo in Kinh tế & Đô thị ra ngày 11/9/2021
Hà Nội “phân vùng chống dịch” - giải pháp hiệu quả cho giai đoạn mới
Kiểm soát chặt chẽ tại “vùng đỏ”, từng bước nới lỏng tại “vùng xanh” để tạo điều kiện phục hồi, phát triển kinh tế, trên tinh thần “an toàn đến đâu mở đến đó”. Đây là phương án phân vùng mới trong phòng, chống dịch Covid -19 đang được TP Hà Nội triển khai, nhận được sự đồng tình của người dân và cho thấy những hiệu quả thực tiễn.
Chốt kiểm soát phòng chống dịch covid 19 trên đường Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên. Ảnh Thanh Hải
Kỳ vọng vào thuốc điều trị Covid-19 
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cùng với chiến lược vaccine, Việt Nam đã và đang nỗ lực điều trị cho các bệnh nhân Covid-19. Hiện tại ở nước ta, chiến lược điều trị bằng các thuốc kháng virus cũng là một trong những giải pháp điều trị bệnh nhân Covid-19. Báo Kinh tế & Đô thị đã trao đổi với Thầy thuốc ưu tú, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồng Hà - Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, xung quanh vấn đề này.
Thầy thuốc ưu tú, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồng Hà - Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương
Phát triển chuỗi đô thị vệ tinh - Bài 3: Phú Xuyên cực kết nối Hà Nội với các vùng xung quanh
Theo quy hoạch chung, đô thị vệ tinh Phú Xuyên được xác định có vai trò chia sẻ phát triển với khu vực trung tâm về công nghiệp và dịch vụ, gắn với cảng và đầu mối tiếp vận cửa ngõ phía Nam Hà Nội. Tuy nhiên đến nay, các quy hoạch phân khu nhằm cụ thể hóa quy hoạch chung tại đô thị vệ tinh này vẫn chưa được phê duyệt. Hệ quả là chưa có căn cứ triển khai các quy hoạch chi tiết nhằm thu hút nhà đầu tư có tiềm năng để phát triển khu vực quan trọng phía Nam TP Hà Nội.
 Huyện Phú Xuyên chụp từ trên cao. Ảnh Nguyễn Hà
Cơ hội phục hồi của ngành Hàng không như thế nào?
Sau 2 năm liên tục tàn phá nền kinh tế thế giới, dịch bệnh Covid-19 đã bắt đầu từng bước được kiểm soát tại nhiều nơi trên thế giới nhờ chiến dịch tiêm chủng vaccine trên diện rộng. Đây cũng sẽ là tiền đề quan trọng để nhiều ngành kinh tế mũi nhọn được phục hồi, trong đó có kinh tế hàng không - một trong những lĩnh vực chịu sự tàn phá ghê gớm nhất của Covid-19.
 Hàng không Việt Nam gặp khó khăn trong dịch Covid 19. Ảnh Tuấn Anh
Tập đoàn FPT: Kỳ tích 100 ngày giải cứu HoSE
Không chỉ có doanh thu tăng trưởng ấn tượng ở mức 2 con số trong 6 tháng đầu năm, FPT còn thành công giải quyết sự cố nghẽn mạng của sàn HoSE, qua đó tạo ra một “phi vụ” giải cứu đầy ngoạn mục mà một doanh nghiệp công nghệ Việt có thể làm được.
 Khách hàng giao dịch tại chi nhánh FPT. Ảnh FPT Telecom.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi: Báo chí xả thân chống "giặc" Covid-19
Cùng với các lực lượng tuyến đầu đang nỗ lực ngày đêm để khống chế dịch Covid-19, trên mặt trận truyền thông, nhiều phóng viên, nhà báo đã xông pha vào tâm dịch. Chương trình VTV Đặc biệt với tên gọi “Ranh giới” là một trong những tác phẩm điển hình thể hiện sự hy sinh, dấn thân của đội ngũ báo chí. Báo Kinh tế & Đô thị đã có cuộc phỏng vấn với Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ để hiểu hơn về những khó khăn, vất vả, sự cống hiến của đội ngũ những người làm báo trong bối cảnh dịch Covid-19.
 Ê-kip sản xuất phim Ranh giới trong quá trình tác nghiệp. Ảnh VTV
Mỗi thước hình là vạn lời muốn nói
Ngay sau khi hơn 50 phút bộ phim tài liệu mang tên "Ranh giới" được phát sóng vào 20 giờ 10 trên kênh VTV1, đã tạo đươc cơn sóng bình luận trên mạng xã hội. Vì lần đầu tiên, khán giả được xem sự thật trần trụi, với bao điều khốc liệt giành giật sự sống và cái chết từ dịch bệnh Covid-19, đang diễn ra ở TP Hồ Chí Minh. Khán giả cảm phục đội ngũ y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch, cảm ơn những thước phim hết sức chân thật, đặc sắc của các nhà báo đang dấn thân trong vùng dịch.
 Hình ảnh các bác sĩ xuất hiện trong phim ''Ranh giới''.
Viếng mộ nhà thơ dịch “Nhật ký trong tù” sang tiếng Phần Lan - Võ Bùi Lê Lam (Từ Helsinki)
Mặc dù cách rất xa Việt Nam về mặt địa lý, nhưng không lâu sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời (1969), một bản dịch “Nhật ký trong tù” sang tiếng Phần Lan với tên gọi “Ho Tsi Minh: Poliittisen vangin runot” (Hồ Chí Minh: Những bài thơ của người tù chính trị) đã được xuất bản ở Phần Lan. Tác giả của bản dịch đó là Pentti Saarikoski, một nhà thơ nổi tiếng ở Phần Lan vào thập niên 60 - 70 thế kỷ trước. Chỉ một năm sau khi ra đời, vào năm 1970, bản dịch đã được tái bản 2 lần, góp phần đem lại cho nhà thơ, dịch giả Saarikoski giải thưởng nhà nước về dịch thuật cùng với 5 tác phẩm dịch khác của ông.
 Gia đình người viết bên mộ Saarikoski
Thay đổi thói quen sử dụng thực phẩm và dinh dưỡng
Năm 2020 và 2021, thế giới có nhiều thay đổi bởi đại dịch Covid-19, điều này dẫn đến nhiều sự thay đổi về văn hóa, lối sống. Trong đó, con người tập trung vào sức khỏe và hạnh phúc của họ, bao gồm cả những gì họ ăn.
 Tăng cường các loại thực phẩm để giúp tăng sức đề kháng. 
Tạm cách xa
Chị ở nhà với đứa con nhỏ trong căn nhà ngoại ô TP Hồ Chí Minh. Anh đang ở tận Đà Nẵng đã 3 tháng nay chưa thể trở về nhà vì dịch bệnh. Thỉnh thoảng, chị lại bồng con ra ngoài ban công hướng Bắc ngóng chồng.
 Ảnh minh họa
Cần hiểu và dùng đúng nồi lá xông mùa dịch
Trước hết, chúng ta cần biết khi virus đã nhiễm vào cơ thể thì xông nhiệt độ cao cũng không thể diệt được virus.  Nên nhớ virus không sống bên ngoài tế bào của chúng ta. Khi nhiễm, virus sẽ chui vào tế bào niêm mạc đường hô hấp, nhờ tế bào của người bị nhiễm sản xuất ra nhiều virus mới và xâm nhiễm qua các tế bào lân cận qua khoảng kẽ những tế bào. Xông nóng chỉ ở ngoài bề mặt niêm mạc, tức không ảnh hưởng đến virus bên trong tế bào. Vì thế súc họng hay xông mũi họng cỡ nào cũng không làm sạch được nó. Xông nóng chỉ làm cho chúng ta đỡ nghẹt mũi, đỡ khô họng, loãng đàm để dễ khạc. Xông thảo dược có những tác dụng cụ thể của nó, để làm giảm triệu chứng, không nên được xem như là phương pháp chữa trị virus.
 Ảnh minh họa
Dấu hiệu loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em
Hiện nay bệnh về dạ dày không chỉ có ở người lớn mà còn xuất hiện ở trẻ em. Đây là bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, như việc bị xuất huyết dạ dày…
Ảnh minh họa
Cảnh báo nạn buôn bán khẩu trang phòng Covid-19 giả
Trong lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều đối tượng bất chấp sức khỏe của cộng đồng, đã lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ, buôn bán khẩu trang phòng, chống Covid-19 kém chất lượng, hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
 Cán bộ đội quản lý thị trường số 1 kiểm tra lô khẩu trang 3M có dấu hiệu bị làm giả. Ảnh Tổng cục Quản lý thị trường
Bệnh viện mùa Covid
Bốn giờ sáng,  tiếng chuông điện thoại vang lên réo rắt, định không nghe. Nhưng theo phản xạ tới hồi chuông thứ hai tôi với tay lấy chiếc máy điện thoại di động ở đầu giường Và bắt đầu một ngày mới…
 Các bác sĩ Bệnh viện quốc tế Minh Anh giải lao sau giờ làm
Kinh nghiệm quốc tế: Xét nghiệm Covid-19 thành thông lệ
Trong chiến lược “sống chung với Covid-19” mà hầu hết các quốc gia đang theo đuổi, bên cạnh một chiến dịch tiêm chủng nhanh chóng chính là việc nâng cao năng lực xét nghiệm virus - đòi hỏi nỗ lực cả ở chính quyền và mỗi người dân trong cộng đồng.
 Các cổ động viên thực hiện xét nghiệm nhanh để được vào sân OCBC Arena xem giải đấu Singapore Tennis Open. Ảnh Straits Times