|
Trang nhất số báo 188 - Báo in Kinh tế & Đô thị ra ngày 14/8/2021 |
Tăng tốc tiêm chủng, đảm bảo miễn dịch cộng đồngTính đến nay, đã có hơn 18 triệu liều vaccine từ các nguồn khác nhau về đến Việt Nam. Trong quý IV/2021, số lượng vaccine sẽ về nhiều và dồn dập, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng tốc tiêm chủng để đảm bảo miễn dịch cộng đồng.
|
Tiệm Vaccine cho người dân trên địa bàn quận Đống Đa. Ảnh: Thanh Hải |
Kỳ vọng về vaccine “made in Việt Nam”
Trong những ngày qua, nhiều tín hiệu vui, lạc quan và kỳ vọng về vaccine “made in Việt Nam” sẽ được cấp phép sớm để tiêm cho người dân.
|
Vaccine COVIVAC do Viện nghiên cứu Y Dược Quân sự, Học viện Quân y nghiên cứu. Ảnh: Thanh Vân |
VNR vươn ra thị trường châu Âu, tìm hướng đi mới
Đầu tháng 8/2021, tôi đã có cuộc trò chuyện với Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam - VNR Đặng Sỹ Mạnh ngay sau khi chuyến tàu container thông với châu Âu, mở ra một hướng đi mới. Đây là một sự kiện lớn trong lịch sử 140 năm của đường sắt, nhất là trong bối cảnh năm ngoái kinh doanh vận tải đã thua lỗ 1.380 tỷ đồng và dự kiến tiếp tục thua lỗ khoảng 1.000 tỷ đồng năm nay.
|
Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam - VNR Đặng Sỹ Mạnh |
Tách riêng giải phóng mặt bằng và tái định cư: Gỡ khó triệt để cho các dự án giao thông
Đa số các dự án giao thông trên địa bàn Hà Nội, dù lớn hay nhỏ, đều phải đối diện với một thách thức lớn là vướng mắc giải phóng mặt bằng (GPMB), thậm chí có dự án đã chậm tiến độ đến hàng chục năm. Nhiều chuyên gia cho rằng, tách riêng GPMB và tái định cư cho người dân trong phạm vi thực hiện các dự án chính là quyết sách quan trọng nhằm tháo gỡ triệt để khó khăn này.
|
Dự án đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục vẫn chưa được triển khai thi công trong nhiều năm qua. Ảnh: Thanh Hải |
Bức tranh xuất khẩu Việt Nam: Thuận lợi, thách thức đan xen
Từ nay đến cuối năm 2021, mức tăng trưởng xuất khẩu sẽ phụ thuộc rất lớn vào tình hình kiểm soát dịch Covid-19 cũng như việc đẩy nhanh quá trình tiêm chủng vaccine cho lực lượng lao động trong nước. Cùng với đó, Việt Nam phải thực hiện tốt hai mục tiêu là kịp thời gỡ khó cho các DN và đa dạng thị trường xuất khẩu.
|
May hàng xuất khẩu tại Công ty CP may 10. Ảnh: Thanh Hải |
Các doanh nghiệp tiếp tục chung sức chống dịch
Dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội, song các tập đoàn, DN, doanh nhân vẫn đang ngày đêm vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa nỗ lực sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội. Vượt qua mọi khó khăn, các DN đã chung tay cùng Chính phủ, tỏa sáng với những hoạt động, việc làm ý nghĩa, thiết thực...
|
Lãnh đạo Sunhouse trao tặng hiện vật chống dịch Covid 19. Ảnh: Khắc Kiên |
Níu giữ giá trị văn hóa ở tập thể cũ - Bài 2: Tình người nơi phố thị
Với nhiều người dân Thủ đô, khu tập thể chỉ là những mảng miếng chắp vá, ố màu thời gian. Nhưng với nhiều gia đình, đó là nơi chở che, giúp mỗi họ vượt qua năm tháng khó khăn, thiếu thốn của những năm tháng chiến tranh, thời kỳ bao cấp một cách giản dị, êm đềm.
|
Người dân khu tập thể Văn Chương tận dụng không gian chung phục vụ sinh hoạt. Ảnh: Quang Hùng |
Kim Liên một thuở - sống lại ký ức Hà Nội một thời
Với mong muốn đưa một phần ký ức tốt đẹp của ông cha cũng như một nét rất Hà Nội mà bấy lâu nay vô tình bị lãng quên - những khu tập thể cũ tới gần hơn với thế hệ trẻ cũng như những bạn yêu Hà Nội, tác giả Vũ Công Chiến đã viết lên cuốn sách “Kim Liên một thuở”.
Nhà cách mạng Trần Huy Liệu và cả cuộc đời gắn bó với báo chí
Trần Huy Liệu (1901 - 1969) là nhà cách mạng, nhà thơ, nhà báo nổi tiếng. Ông làm báo từ khi rời quê cho đến phút cuối cùng của cuộc đời. Gần 50 năm hoạt động yêu nước và cách mạng, ông đã từng là chủ bút, chủ báo, tổng biên tập của 11 tờ báo, tạp chí. Cả cuộc đời ông luôn gắn liền với báo chí.
|
Nhà cách mạng Trần Huy Liệu |
Chuyển đổi số của du lịch Việt Nam
Du lịch và vận tải là 2 ngành kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch Covid-19. Để khôi phục du lịch, Việt Nam không còn cách nào khác đẩy mạnh chuyển đổi số để tăng khả năng quản lý doanh nghiệp, tiếp cận khách hàng.
|
Du khách tìm hiểu thông tin trên thiết bị tra cứu thông tin tại Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Tuấn Anh |
Tiếng đàn mùa dịch
Chị gặp anh trong một buổi do… máy anh em trong cơ quan sắp đặt. Không hiểu sao chị lại cảm mến anh ngay từ đầu dù không hiểu nhiều gì anh, ngoài tiếng guitar bập bùng ở buổi hẹn.
Liệu pháp giảm căng thẳng trong mùa dịch
Covid-19 khiến cho đời sống của tất cả chúng ta ít nhiều sự xáo trộn trong công việc, học tập, lao đông, sinh hoạt, kế hoạch dự định… là nguyên nhân của nhiều mối căng thẳng cho các thành phần trong xã hội. Xin được chia sẻ về những liệu pháp giúp chúng ta giảm căng thẳng, giải tỏa bức xúc không chỉ cho giai đoạn khó khăn này mà còn có thể ứng dụng cho những giai đoạn về sau theo suốt cuộc sống của mỗi người.
|
Luyện thiền tại nhà giúp giảm căng thẳng trong mùa dịch. |
Nghiêm trị các hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch
Khi Hà Nội cùng cả nước đang “gồng mình” chống dịch Covid-19, lại xuất hiện nhiều cá nhân vô cảm, ích kỷ, sẵn sàng có những hành vi chống đối việc kiểm dịch, vi phạm quy định về phòng dịch, gây ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch.
|
Công an phường Yên Phụ xử lý người vi phạm gây rối phòng chống dịch Covid 19 trên địa bàn. Ảnh: Minh Quang |
Người Singapore tập chấp nhận Covid-19
Singapore đang đi đúng hướng cho lộ trình 4 giai đoạn để “sống chung với Covid-19” mà Chính phủ đã vạch ra, với bước tạo đà là một tỷ lệ tiêm chủng đang dẫn đầu thế giới. Nhưng song song với đó, người Singapore cũng đang học cách chấp nhận nhiều con số về dịch bệnh, được cho sẽ là những “bình thường mới” tại quốc gia Đông Nam Á này.
|
Bộ trưởng Bộ Y tế Singapore Ong Ye Kung. Ảnh: Angela Lim |