Trang nhất số báo 182 - báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 2/12/2021. |
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng: Kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, tạo tiền đề phục hồi cho năm 2022
Sáng 1/12, tại Hội nghị lần thứ 6 BCH Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đã có phát biểu kết luận quan trọng. Báo Kinh tế & Đô thị xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu này.
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng phát biểu kết luận Hội nghị. Ảnh: Thanh Hải |
Phục hồi, phát triển gắn với chủ động, linh hoạt phòng, chống dịch
Ngày 1/12, Hội nghị lần thứ 6 BCH Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII tiếp tục ngày làm việc thứ 2, xem xét thông qua các báo cáo, Nghị quyết chuyên đề toàn khóa về phát triển công nghiệp văn hóa, Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác quy hoạch, xây dựng và công tác quản lý đất đai, khoáng sản... giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo; Hội nghị cũng thống nhất tiếp tục thực hiện chủ đề công tác năm 2022 là năm “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”.
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Thanh Hải |
Hà Nội đặt mục tiêu công nghiệp văn hóa đóng góp 4 - 5% GRDP
Một trong những nội dung được quan tâm nhất tại Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII là dự thảo Nghị quyết chuyên đề của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đây là 1 trong 2 nghị quyết chuyên đề theo chương trình công tác toàn khóa XVII của Thành ủy Hà Nội.Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thanh Hải |
Linh hoạt điều chỉnh giải pháp phòng, chống dịch sát với thực tiễn
Chiều 1/12, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến chủ trì kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn huyện Thanh Trì.Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến kiểm tra công tác phòng chống dịch trên địa bàn huyện Thanh Trì. Ảnh: Phạm Hùng |
Doanh nghiệp loay hoay chuyển đổi số
Chuyển đổi số đang được đánh giá là giải pháp hữu hiệu giúp DN tìm kiếm cơ hội trong hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt qua khủng hoảng của đại dịch Covid-19. Theo đó, hỗ trợ DN chuyển đổi số cũng được xem là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.Công nhân vận hành hệ thống máy tính giám sát tự động trong sản xuất tại Công ty TNHH Rhythm Precision Việt Nam, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng |
Lắp camera trong xe kinh doanh vận tải: Doanh nghiệp cần nâng cao ýthức
Sắp đến hạn chót ngày 31/12, phải hoàn thành việc lắp đặt camera ghi, lưu trữ hình ảnh bên trong xe kinh doanh vận tải nhưng nhiều DN vẫn chưa thực hiện đầy đủ quy định này. Chính phủ, Bộ GTVT đã giãn, hoãn hạn kỳ nhiều lần để chia sẻ với khó khăn của DN trong đại dịch Covid-19, giờ đã đến lúc DN cần nêu cao ý thức vì lợi ích chung của toàn xã hội.
Lắp camera trên ô tô khách giúp kiểm soát được công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông cũng như giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn. |
Đẩy nhanh tiến độ các dự án nhà ở
Do tốc độ đô thị hóa, Hà Nội đứng trước áp lực lớn về nhu cầu nhà ở. Từ thực tế này, TP đang nỗ lực tập trung phát triển các dự án nhà ở, khu đô thị mới nhằm đáp ứng nhu cầu an cư cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.Nhà ở dành cho người thu nhập thấp tại phường Đông Ngạch, quận Bắc Từ Liêm. Ảnh: Phạm Hùng |
Báo động tình trạng ô nhiễm không khí
Nồng độ bụi mịn PM2.5 trung bình trong không khí ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang vượt mức tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao, gây nguy hại đến môi trường, sức khỏe con người ở mức báo động... là nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, tại hội thảo "Hiện trạng bụi PM2.5 ở Việt Nam giai đoạn 2019 - 2020" diễn ra ngày 1/12 tại Hà Nội.Ô nhiễm không khí một phần do khí thải trong hoạt động sản xuất công nghiệp. Trong ảnh: Khí thải tại một nhà mày ở huyện Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng |
Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2021
Từ tháng 12/2021, nhiều chính sách, văn bản mới có liên quan đến người dân như: Công chức không còn phải học bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ; tất cả người lao động được nhận tiền hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp; cá nhân được vận động quyên góp từ thiện...
Cán bộ làm việc tại UBND huyện Thanh Trì. Ảnh: Phạm Hùng |
Không có chuyện dừng tiêm vaccine Covid-19 cho học sinh
Trước thông tin Hà Nội tạm dừng tiêm vaccine phòng Covid-19, sáng 1/12, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội khẳng định, Hà Nội không dừng tiêm vaccine Covid-19 cho học sinh, mà chỉ tạm hoãn tiêm 2 lô vaccine được gia hạn, các lô vaccine khác vẫn tiêm bình thường.
Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho học sinh lớp 9 trường THCS Trưng Vương, xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh. Ảnh: Phạm Hùng |
Doanh nghiệp lo thưởng Tết cho người lao động
Trong khi nhiều DN cho biết sẽ thưởng Tết năm 2022 cho người lao động (NLĐ) cố gắng bằng mức năm ngoái thì lại có không ít công ty cân nhắc hoặc chưa có kế hoạch vì tình hình hoạt động đang hết sức khó khăn.Công nhân Khu công nghiệp Thăng Long, huyện Đông Anh, Hà Nội rút tiền lương qua cây ATM. Ảnh: Phạm Hùng |
Quỹ Khuyến nông Hà Nội: Đồng hành cùng nông dân làm giàu
Nhiều năm qua, Quỹ Khuyến nông (QKN) Hà Nội không chỉ đáp ứng nhu cầu vay vốn của nhiều nông dân, chủ trang trại trên địa bàn huyện Phúc Thọ mà còn tạo động lực kích thích sản xuất nông nghiệp địa phương theo hướng hàng hóa, quy mô lớn.
Cán bộ Trung tâm Khuyến nông Hà Nội kiểm tra thực tế phương án sản xuất vay vốn Quỹ Khuyến nông TP trên địa bàn huyện Phúc Thọ. Ảnh: Ánh Ngọc |
Năng lượng và dầu khí tiếp tục là các trụ cột chính trong quan hệ Việt Nam - Nga
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga từ ngày 29/11 đến 2/12, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin. Sau hội đàm hai nhà lãnh đạo thông qua Tuyên bố chung về Tầm nhìn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga đến năm 2030.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TTXVN |