Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in ra ngày 22/10

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hà Nội sau một tuần nới lỏng: Nhiều người có tâm lý chủ quan; Quốc hội thảo luận tổ về phát triển kinh tế - xã hội: Linh hoạt thích ứng để phục hồi và phát triển… là những tin tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in 247 ra ngày 22/10/2021.

 Trang nhất số 247 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 22/10/2021

Hà Nội sau một tuần nới lỏng: Nhiều người có tâm lý chủ quan

Từ 6 giờ ngày 14/10, TP Hà Nội cho phép nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (trừ các cơ sở kinh doanh rượu, bia, bia hơi) được phép kinh doanh, phục vụ tại chỗ, không quá 50% chỗ ngồi. Sau một tuần thực hiện, ghi nhận tại một số quận, huyện trên địa bàn TP cho thấy, bên cạnh việc nhiều người dân cũng như chủ cửa hàng kinh doanh chấp hành nghiêm quy định của TP thì vẫn còn một số ít vẫn chủ quan trong phòng, chống dịch.

 Chiều 20/10, UBND phường Hàng Trống kiểm tra việc thực hiện quét mã QR đối với khách đến các cơ sở kinh doanh, lập biên bản, thực hiện quy trình xử phạt một số cơ sở chưa thực hiện nghiêm.

Quốc hội thảo luận tổ về phát triển kinh tế - xã hội: Linh hoạt thích ứng để phục hồi và phát triển

Ngày 21/10, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận ở tổ về kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, dự kiến kế hoạch năm 2022; báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19; kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2022-2024, trong đó có việc lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương. Trong đó, vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là thay đổi tư duy, đặt trọng tâm vào việc thích ứng an toàn, linh hoạt và có hiệu quả với dịch bệnh, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.

 Các đại biểu thảo luận tại tổ Hà Nội.

Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến: Linh hoạt thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư 

Sáng 21/10, Đoàn giám sát số 1 của Thành uỷ do Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU và Chỉ thị số 09-CT/TU của Thành ủy Hà Nội. Tham gia đoàn có Trưởng ban Dân vận Thành ủy Nguyễn Doãn Toản.

 Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến phát biểu kết luận cuộc kiểm tra. Ảnh Phạm Hùng

Quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa còn thiếu

Ngày 21/10, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND TP Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND TP Phạm Quí Tiên làm Trưởng đoàn đã có buổi giám sát kết quả thực hiện Nghị quyết số 11/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 của HĐND TP về “Quy hoạch phát triển văn hóa Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn TP Hà Nội” tại huyện Mỹ Đức.

 Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Quí Tiên cùng đoàn công tác đã khảo sát thực tế tại Nhà lưu niệm Bác Hồ, huyện Mỹ Đức.

Đổi "ghế nóng" nhân sự: Cổ phiếu doanh nghiệp tăng như thổi 

Sự xuất hiện của các nhóm cổ đông mới kéo theo “ghế nóng” đổi chủ là một trong những lý do khiến bức tranh tài chính quý 3/2021 của nhiều DN khả quan, với con số lợi nhuận và giá cổ phiếu tăng vọt.

 Sau khi Tập đoàn Sun Group và ngân hàng TMCP Quốc Dân của phiếu của ngân hàng này tăng mạnh trong thời gian qua. Ảnh Phạm Hùng

Chống hàng lậu, hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Khó chặn vì lỗ hổng pháp lý!

 Dịch Covid-19 giúp mua hàng hóa bằng hình thức online tại các sàn thương mại điện tử (TMĐT) "lên ngôi". Tuy nhiên, nhiều đối tượng đã lợi dụng sàn TMĐT để bán hàng giả, hàng nhái. Để ngăn chặn tình trạng này, bên cạnh sự vào cuộc của lực lượng chức năng còn đòi hỏi cơ quan quản lý sửa đổi quy định pháp luật phù hợp thực tế.

 Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra, bắt giữ hàng lậu tại điểm vận chuyển hàng hóa trên địa bàn quận Đống Đa.

Quy hoạch mạng lưới đường sắt đến năm 2030: Bài toán khó về huy động vốn

Theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt vừa được Chính phủ phê duyệt, mạng lưới đường sắt quốc gia đến năm 2030 có tổng chiều dài 2.362km với tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 240.000 tỷ đồng. Các chuyên gia cho rằng, để huy động đủ nguồn vốn này là bài toán không dễ dàng.

 Tàu khách Bắc - Nam chạy qua nút giao Đại Cồ Việt- Giải Phóng. Ảnh Phạm Hùng

Thêm giải pháp phát triển nhà ở cho công nhân khu công nghiệp

Bộ Xây dựng vừa ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư tăng cường giải pháp thúc đẩy phát triển nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất, nhằm đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất, khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động.

 Nhà ở cho công nhân Khu công nghiệp Thăng Long, huyện Đông Anh. Ảnh Phạm Hùng

Thị trường đèn trang trí xây dựng:  Cơ hội cho các nhà sản xuất

Thời điểm hiện tại, tình hình kinh doanh thị trường đèn trang trí đang chững lại do những tác động của dịch bệnh Covid-19. Không những vậy, DN sản xuất trong nước còn đang phải cạnh tranh khốc liệt với DN nước ngoài cả về mẫu mã, giá thành. Các DN phải tiến hành nghiên cứu đổi mới, đa dạng về mẫu mã, nhưng nhìn chung thị trường tiêu thụ vẫn gặp nhiều khó khăn.

 Thị trường đèn chiếu sáng gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.

Hội thi Báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi Khối các cơ quan TP năm 2021

Sân chơi học hỏi, nâng cao trình độ

Sáng nay, ngày 22/10, tại Hội trường Thành ủy Hà Nội (số 219 Trần Phú, Hà Đông) diễn ra Hội thi Báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi Khối các cơ quan TP Hà Nội năm 2021. Hướng tới Hội thi này, Đảng ủy Khối các cơ quan TP và cấp ủy các chi, Đảng bộ cơ sở đã nghiêm túc triển khai thực hiện, từ công tác chuẩn bị cho tới tuyên truyền, lựa chọn thí sinh tham gia…

 Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó bí thư đảng uỷ khối báo cáo công tác chuẩn bị hội thi cấp khối

Tiến độ tu bổ, trùng tu di tích: Chậm vì dịch 

Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, công tác kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng định kỳ và tu bổ, tôn tạo di tích của các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội bị ảnh hưởng,chậm tiến độ.
 Dự án phục dựng tòa Phương đình và tôn tạo gò Kim Châu tại Hồ Văn (thuộc di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám) bị chậm tiến độ.

Hỗ trợ lao động tự do bị ảnh hưởng Covid-19: Vẫn còn băn khoăn

Nghị quyết 126/NQ-CP của Chính phủ bổ sung đối tượng, điều chỉnh nâng mức hỗ trợ cho lao động tự do lên 3.000.000 đồng trong khi Nghị quyết 68/NQ-CP quy định mức hỗ trợ thấp nhất 1.500.000 đồng đang gây ra nhiều băn khoăn cho các địa phương trong quá trình thực thi chính sách.
 Nghị quyết 126/NQ-CP quy định người bán hàng rong, kinh doanh lưu động, thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh... được hỗ trợ một lần là 3.000.000 đồng/hộ. Ảnh: Phạm Hùng

Nghề cứu hộ động vật hoang dã: Nhiều nhọc nhằn, lắm hiểm nguy

Nghề cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) luôn phải đối diện với nguy cơ bị các loài thú dữ tấn công, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Song với tinh thần nhiệt huyết, trách nhiệm, tập thể cán bộ, nhân viên Trung tâm Cứu hộ ĐVHD Hà Nội (Trung tâm) vẫn gắn bó, chăm sóc chu đáo hàng trăm loài ĐVHD trong môi trường an toàn và tràn ngập tình yêu thương.

 Nhân viên Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã Hà Nội chăm sóc cá thể hổ. 

Người phụ nữ dám nghĩ, dám làm

“Nếu mình cứ bám mãi bắp ngô, củ khoai thì làm sao có thể lo tương lai cho con được”, suy nghĩ ấy thôi thúc chị Nguyễn Thị Khuyên, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để vươn lên làm giàu.

 Chị Nguyễn Thị Khuyên chăm sóc vườn đào của gia đình.

Doanh nghiệp nước ngoài tin tưởng vào môi trường đầu tư tại Việt Nam

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 21/10, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã thông tin về những hỗ trợ của Chính phủ đối với hoạt động kinh doanh của các DN, nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19. 

 Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng.