Trang nhất số báo 194 - Báo in Kinh tế & Đô thị ra ngày 23/8/2021 |
Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội đến 6 giờ ngày 6/9: Siết chặt quy định, xử lý nghiêm vi
Với 2 đợt giãn cách xã hội, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn TP Hà Nội đã bước đầu được kiểm soát. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện nhiều ca nhiễm trong cộng đồng tại một số khu có mật độ dân số đông, yêu cầu, nhiệm vụ TP đặt ra trong 15 ngày tiếp tục giãn cách xã hội tiếp theo tại Công điện số 19/CĐ-UBND là phải thực hiện quyết liệt, thực chất hơn nữa, “ai ở đâu ở yên đấy”, nhằm bóc tách các ca F0 khỏi cộng đồng, dập tắt nhanh nhất các ổ dịch, mau chóng đưa xã hội trở lại trạng thái bình thường mới.
Tổ công tác đặc biệt CA TP Hà Nội xử phạt người dân ra đường không tuân thủ giãn cách xã hội trên phố Trần Duy Hưng. Ảnh: Thanh Hải |
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường giãn cách và các biện pháp phòng, chống dịch
Ngày 22/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 1099/CĐ-TTg về việc tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; kêu gọi, vận động, giải thích, thuyết phục, hướng dẫn, yêu cầu người dân không ra khỏi nhà, “ai ở đâu ở đó”, cách ly người với người, nhà với nhà, xã phường với xã phường.
Lực lượng chức năng hướng dẫn người dân quay đầu xe khi di chuyển vào địa bàn quận Gò Vấp. Ảnh: An Hiếu |
Những kỷ niệm không thể nào quên với Đại tướng Võ Nguyên Giáp của gia đình ông Xích Thắng - Kỳ 2: Đại tướng trong trái tim của mỗi người
Nhiều lần kể về Đại tướng, mẹ tôi đều nói nhà mình thời bí mật nhiều cán bộ cách mạng qua lại, nhiều đồng chí cũng có thời gian ở lại nhà mình khá lâu, nhưng không ai như Bác Văn cả. Bác Văn như người anh trong gia đình, rất tự nhiên, rất gần gũi và thân thiết; làm việc thì rất tỉ mỉ, rất chăm chỉ, rất quyết tâm, phải làm được mới thôi.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham quan phòng truyền thống Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Thống Nhất |
Tiếp tục tỏa sáng tinh thần đoàn kết
“Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”, học và làm theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đoàn thể chính trị xã hội tại TP Hà Nội đang góp sức cùng chính quyền các cấp và người dân vượt qua khó khăn, phòng, chống dịch Covid -19
Đại diện Liên đoàn Lao động TP Hà Nội trao quà cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn tại khu công nghiệp Nội Bài. Ảnh: Trung Nguyên |
Cần thêm chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong đại dịch
Các DN đang hết sức khó khăn, nhiều DN đã phải rút lui khỏi thị trường, trong đó có một số DN quy mô vừa và lớn. Khó khăn của các DN hiện đang đối mặt là chưa từng có, do vậy các chuyên gia cho rằng giải pháp hỗ trợ phải tăng liều, mạnh mẽ hơn.
Sản xuất hàng tiêu dùng tại Công ty TNHH nhựa Hạ Long, khu CN Sóc Sơn. Ảnh: Hải Linh |
Lương thực, thực phẩm dồi dào, người dân không cần tích trữ
Theo ghi nhận của phóng viên Kinh tế&Đô thị, sau khi UBND TP Hà Nội tiếp tục kéo dài thời gian giãn cách xã hội đến 6 giờ ngày 6/9, lượng khách đến các siêu thị ngày 22/8 đông hơn vài ngày trước do trùng với ngày Rằm tháng Bảy cũng như nhiều người dân tranh thủ ngày cuối tuần để mua sắm đồ. Theo đại diện các siêu thị, do nguồn cung hàng hóa dồi dào nên không xảy ra hiện tượng khan hiếm hàng hóa.
Người tiêu dùng mua hàng tại siêu thị Hapro Thành Công. Ảnh: Thanh Hải |
Đất đai, công trình xây dựng bỏ hoang: Làm sao tránh lãng phí?
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, được xác định là một trong những trụ cột trong nguồn lực phát triển đất nước. Nhưng, ở nhiều nơi, nguồn lực này đang bị lãng phí. Vậy, làm thế nào để giải bài toán này? Từ điều tra của phóng viên Kinh tế& Đô thị và những kiến giải của các chuyên gia sẽ gợi mở thêm đối với cơ quan quản lý, hoạch định chính sách trong vấn đề quản lý, quy hoạch sử dụng đất, công trình xây dựng bỏ hoang...,nhằm tránh lãng phí.
Bài 1: Nhiều dự án, công trình xây dựng bỏ hoang
Tính đến hết năm 2020, trên địa bàn Hà Nội có 380 dự án “treo” nằm rải rác ở khắp các quận, huyện. Từ công trình phục vụ dân sinh đến cả những dự án nằm ở trung tâm TP được xem là “đất vàng” cũng rơi vào hoàn cảnh “đắp chiếu” hàng chục năm. Đây là tình trạng khó chấp nhận, gây lãng phí nguồn lực đất đai, bức xúc trong dư luận.
Dự án Vicem mặc dù đã hoàn thiện phần thô nhưng vẫn bị hỏ hoang từ nhiều năm nay. |
Tìm giải pháp gỡ khó cho sàn bất động sản
Cuối tuần qua, Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Việt Nam phối hợp với Hội truyền thông Hà Nội, tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Sàn giao dịch&môi giới BĐS vượt khó do ảnh hưởng Covid-19: Giải pháp&Kiến nghị”.
Nhiều sàn giao dịch BĐS gặp khó vì dịch Covid-19 . Ảnh: Hà Anh |
Dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội: Gặp khó do chậm giải phóng mặt bằng
Dù đã đạt được những bước tiến dài trong tổng thể thực hiện, nhưng dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) thí điểm số 3, đoạn Nhổn – Ga Hà Nội vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó nổi bật là những vướng mắc về GPMB đã trở thành thách thức thực sự đối với nỗ lực đẩy nhanh tiến độ của Dự án.
Tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội. Ảnh: Tuấn Anh |
Công an Chương Mỹ không để vết dầu ma túy loang rộng
Huyện Chương Mỹ nằm ở cửa ngõ phía tây của Thủ đô, trên địa bàn có đường Quốc lộ 6 huyết mạch nối từ trung tâm Hà Nội đi các tỉnh phía Tây Bắc. Với vị trí địa lý thuận lợi sẽ là điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng gặp không ít khó khăn trong công tác phòng, chống tội phạm ma túy.
Trung tá Ngô Tuấn Đạt - Đội trưởng Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm ma túy (Công an Chương Mỹ) cùng cán bộ rà soát hồ sơ đối tượng ma túy. Ảnh: Nguyễn Trường |
Thể thao cùng với gia đình những ngày giãn cách
Trước sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các hoạt động thể thao đã phải tạm dừng 100%, người dân chỉ có thể tập luyện tại nhà để bảo đảm công tác phòng, chống dịch. Bộ VHTT&DL đã kêu gọi mỗi người dân, mỗi thành viên trong các gia đình hãy lựa chọn cho mình môn thể thao phù hợp để duy trì tập luyện, hưởng ứng phong trào “Cả nhà tập ngay đánh bay Covid”.
Tập Yoga tại nhà được nhiều người lựa chọn |
Đổi mới đánh giá năng lực học sinh: Coi trọng sự tương tác giữa thầy và trò
Cùng chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Thông tư 22/2021 quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT (gọi tắt là Thông tư 22) đã mang một làn gió mới vào các trường học trung học; đồng thời tạo sự động viên, khích lệ cho người học khi trân trọng từng năng lực của các em.
Theo Thông tư 22, giáo viên không lấy điểm trung bình các môn học làm căn cứ xếp loại học lực của học sinh. Ảnh: Tấn Thạnh |
Chăn nuôi hộ gia đình: Cần chính sách mang tính đòn bẩy
Chăn nuôi nông hộ là thành tố quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần nâng cao đời sống cho người dân. Tuy nhiên, để thúc đẩy hiệu quả sản xuất cho lĩnh vực này, vẫn còn nhiều việc cần làm.
Trang trại chăn nuôi lợn tại xã Phú Minh (huyện Sóc Sơn). Ảnh: Nguyễn Trọng |
Duy trì chuỗi cung ứng trứng gia cầm
Trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp, việc bảo đảm nguồn cung trứng gia cầm cho hơn 10,3 triệu người dân hiện đang cư trú tại Thủ đô được ngành nông nghiệp Hà Nội đặc biệt chú trọng.
Kiểm ta chất lượng sản phẩm trứng gia cầm tại Công ty THHH Lạc Hòa, quận Bắc Từ Liêm. Ảnh: Quỳnh Anh |
Bảo vệ đôi mắt của trẻ những ngày học online
Nhiều phụ huynh, giáo viên lo ngại do tình trạng trẻ bị cận thị học đường ngày càng gia tăng, đặc biệt, khi sử dụng máy tính nhiều trong thời gian giãn cách. Cha mẹ cần phải bảo vệ thị lực cho trẻ trong trường hợp này?
Phụ huynh cần lưu ý bảo vệ đôi mắt cho con khi học omline. Ảnh: Hải Linh |
Phó Tổng thống Mỹ thăm Singapore và Việt Nam: Kỳ vọng về sự tham gia toàn diện của Mỹ
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đến Singapore và Việt Nam, từ ngày 22 - 26/8, được xem là một nỗ lực quan trọng của chính quyền Tổng thống Joe Biden trong việc phát triển và hiện thực hóa chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris. Hình minh họa: Megan Varner (Getty Images) |