Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in ra ngày 29/9

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Mở cửa trở lại nền kinh tế: Giúp doanh nghiệp đón đà phục hồi; Chính sách sát thực sẽ hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi… là những tin tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in 227 ra ngày 29/9/2021.

 Trang nhất số báo 227 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 29/9/2021

Mở cửa trở lại nền kinh tế: Giúp doanh nghiệp đón đà phục hồi

Ngay sau khi Chỉ thị 22/CT-UBND của UBND TP Hà Nội được ban hành, cộng đồng DN đã bắt tay vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ghi nhận của phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, mỗi DN tùy từng lĩnh vực căn cứ vào thực tế đã linh động các giải pháp phù hợp để nhanh chóng đáp ứng quy định sản xuất an toàn, nỗ lực phục hồi kinh tế.

 Hoạt động sản xuất tại Công ty CP Thương mại quốc tế Thịnh Long. Ảnh Khắc Kiên

Chính sách sát thực sẽ hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi

Cộng đồng DN đánh giá cao các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại hội nghị trực tuyến với cộng đồng DN và các địa phương về giải pháp tiếp tục hỗ trợ DN trong bối cảnh dịch Covid-19 tổ chức hôm 26/9. Đồng thời cũng mong rằng ngoài nỗ lực bản thân DN, các giải pháp sớm đi vào thực tiễn.

 Tiêm vaccinen phòng Covid-19 cho công nhân làm việc tại Khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh. Ảnh Phạm Hùng

Ngày đầu mở cửa trở lại trung tâm thương mại, cửa hàng thời trang: Tuân thủ nghiêm quy định phòng dịch

Sau hơn 2 tháng tạm dừng hoạt động, sáng 28/9, các trung tâm thương mại, cửa hàng quần áo, cửa hàng mỹ phẩm trên địa bàn Hà Nội được phép mở cửa trở lại đón khách hàng đến mua sắm. Thông tin này khiến các tiểu thương, DN rất phấn khởi vì được buôn bán trở lại, khôi phục nguồn thu.

 Các cửa hàng trên phố Chùa Bộc mở cửa trở lại sáng 28/9. Ảnh Hải Linh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Giải ngân nhanh, hiệu quả vốn đầu tư công

Ngày 28/9, Thường trực Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc với các bộ ngành, địa phương về công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2021. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị. Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng dự tại các điểm cầu Hà Nội.

 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu hội nghị. Ảnh Dương Giang

Nhiều giải pháp lấy lại đà tăng trưởng kinh tế

Trong những tháng cuối năm 2021, Hà Nội đang triển khai đồng bộ các giải pháp để duy trì, phục hồi phát triển kinh tế. Trong đó tập trung vào đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy thu hút đầu tư, giải ngân vốn đầu tư công, sản xuất nông nghiệp…

 Sản xuất thiết bị điện tử tại khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh Thanh Hải

Cần cơ chế đặc biệt cho gói cấp bù lãi suất

Dự kiến gói cấp bù lãi suất 3.000 tỷ đồng, tương đương quy mô dư nợ hơn 100.000 tỷ đồng lãi suất ưu đãi 3 - 4%/năm sẽ được ngành ngân hàng "bơm" ra nền kinh tế trong thời gian tới. Nhiều chuyên gia cho rằng, Chính phủ nên cân nhắc về gói hỗ trợ này.

 Khách hàng giao dịch tại VietinBank Chi nhánh Hà Nội. Ảnh Thanh Hải

Ưu tiên đầu tư giao thông liên vùng: Tạo cơ hội phát triển khu vực ngoại thành

Trong tổng số ngân sách trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 vừa được HĐND TP Hà Nội khóa XVI thông qua tại kỳ họp thứ hai, Hà Nội cân đối bố trí vốn 5 năm cho lĩnh vực giao thông là hơn 83.337 tỷ đồng cho thấy TP đang đặt kỳ vọng rất lớn về giao thương, kết nối. Đặc biệt, những tuyến đường hướng tâm, liên vùng được chú trọng để làm tiền đề hình thành các cực tăng trưởng mới.

 Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đang được gấp rút thi công. Ảnh Trần Trang

Quy hoạch nhà ở cho công nhân: Rời rạc, thiếu liên kết

Từ nhiều năm qua, nhà ở xã hội, đặc biệt với nhà ở dành cho công nhân tại các khu công nghiệp (KCN) luôn là vấn đề rất bức xúc. Tại Hà Nội, mặc dù đã có nhiều chủ trương, biện pháp thúc đẩy phát triển nhà ở dành cho người lao động song trên thực tế, kết quả triển khai thực hiện vẫn còn khiêm tốn so với nhu cầu.

 Khu nhà ở công nhân thuộc Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội. Ảnh Phạm Hùng

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10

Từ tháng 10/2021, nhiều chính sách, văn bản mới có liên quan đến đời sống dân sinh sẽ có hiệu lực như: Nhiều học sinh, sinh viên được miễn, giảm học phí; sinh viên đại học được học trước chương trình thạc sĩ; DN nhỏ và vừa hưởng nhiều chính sách hỗ trợ mới...

 Từ tháng 10, nhiều học sinh, sinh viên được miễn, giảm học phí. Ảnh Mạnh Dũng

Người Hà Nội vui vì được tập thể dục ngoài trời

Trong ngày đầu Hà Nội cho phép các hoạt động trở lại đối với thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người, người dân khá hào hứng và phấn khởi sau hơn 2 tháng không được tập luyện.

 Người dân Thủ đô tập thể dục tại hồ Tây sáng 28/9. Ảnh Thanh Hải

Nguy cơ tái nhiễm Covid-19 có đáng lo ngại?

Nhiều người đã từng mắc Covid-19 băn khoăn về khả năng tái nhiễm sau khi xuất viện bởi thực tế này đã được ghi nhận. Theo các chuyên gia y tế, trên thế giới, số ca tái nhiễm Covid-19 sau vài tháng công bố khỏi bệnh là có nhưng không nhiều. Dù vậy, cũng không được chủ quan khi các biến chủng virus ngày càng nhanh, mạnh hơn.

 Tiêm vaccine phòng covid 19 cho người dân trên địa bàn TP Hà Nội. Ảnh Thanh Hải

Kịch bản nào tiêu thụ nông sản mùa dịch? - Bài cuối: Liên kết sản xuất theo tín hiệu thị trường

Đưa ra khuyến nghị, giải pháp tiêu thụ nông sản mùa dịch, các chuyên gia, nhà quản lý, DN cho rằng đã đến lúc ngành nông nghiệp Hà Nội phải thay đổi, chủ động sản xuất theo tín hiệu thị trường, đa dạng kênh tiêu thụ và tiếp tục phát huy hiệu quả của các chuỗi liên kết.

 Nhận định của các chuyên gia, nhà quản lý, DN cho rằng đã đến lúc ngành nông nghiệp Hà Nội phải thay đổi, chủ động sản xuất theo tín hiệu thị trường.

Huyện Thạch Thất: Vượt đồi núi giúp học sinh học trực tuyến

Kinh tế khó khăn, địa hình phức tạp, sóng wifi yếu, việc kết nối internet ngắt quãng, nhiều gia đình học sinh không có máy tính, điện thoại thông minh… là những hạn chế về việc dạy và học trực tuyến ở các xã miền núi của huyện Thạch Thất.

 Học sinh trường THCS Yên Bình, huyện Thạch Thất học trực tuyến. Ảnh Ngọc Tú

Trước thềm bỏ phiếu của LDP: Ứng viên Thủ tướng Nhật nào "được lòng" thị trường nhất?

Thị trường chứng khoán Nhật Bản đã lên mức cao nhất kể từ năm 1990 sau khi quốc gia được xác nhận sẽ có tân Thủ tướng. Để thấy, các nhà đầu tư vô cùng kỳ vọng vào các chính sách mới có thể tạo ra sự thay đổi bước ngoặt cho nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. 

 Hình ảnh các ứng viên tiềm năng cho vị trí tân Thủ tướng Nhật Bản (từ trái qua) Taro Kono, Fumio Kishida, Sanae Takaichi và Seiko Noda. Ảnh Nikkei Asia

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần