Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in ra ngày 30/9

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Mở từng bước và thận trọng để thiết lập trạng thái thích ứng an toàn; Xung quanh đề xuất tăng giờ làm thêm: Nhu cầu có thật nhưng quy định phải cụ thể…là những tin tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in 228 ra ngày 30/9/2021.

 Trang nhất số báo 228 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 30/9/2021

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Mở từng bước và thận trọng để thiết lập trạng thái thích ứng an toàn

Trao đổi về việc tiếp tục nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 từ ngày 28/9, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng khẳng định, TP sẽ đi từng bước chắc chắn để thiết lập trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh. 

 Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Công ty May 10 (quận Long Biên). Ảnh Viết Thành

Xung quanh đề xuất tăng giờ làm thêm: Nhu cầu có thật nhưng quy định phải cụ thể

Bộ LĐTB&XH đang tổng hợp ý kiến đề xuất cho phép điều chỉnh tăng giờ làm thêm/tháng cho một số ngành, nghề, lĩnh vực. Các chuyên gia lao động đồng ý nhưng khuyến nghị cân nhắc tăng thời gian làm thêm lên mấy giờ/ngày mà vẫn đảm bảo sức khỏe của người lao động (NLĐ) và không vi phạm quy định quốc tế.

 Hiệp hội Dệt may Việt Nam đề xuất Nhà nước cho phép DN thời gian làm thêm quá quy định 40 giờ-tháng để giải quyết các đơn hàng tồn đọng. Ảnh: Phạm Hùng

Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng không có vùng cấm, ngoại lệ

Sáng 29/9, Đảng ủy cơ quan T.Ư phối hợp với các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc T.Ư tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai Quyết định của Ban Bí thư ban hành Quy chế phối hợp giữa Đảng ủy Công an T.Ư với tỉnh, thành ủy; tổng kết Quy chế phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an T.Ư với Ủy ban Kiểm tra các tỉnh, thành ủy trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng.

 Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Võ Văn Thưởng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Ảnh: Nhật Nam

Khai trương ứng dụng Thông tin tuyên giáo

Sáng 29/9, Ban Tuyên giáo T.Ư tổ chức Lễ khai trương ứng dụng Thông tin tuyên giáo và ra mắt hình thức mới 3 bản tin (Thông tin báo cáo viên, Thông tin công tác tuyên giáo và Thông tin sinh hoạt chi bộ).

 Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, và các đại biểu nhấn nút khai trương ứng dụng thông tin Tuyên giáo. Ảnh: TTXVN

Kinh tế quý IV/2021 sẽ qua cơn bĩ cực?

Tại buổi công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2021 ngày 29/9, Tổng cục Thống kê cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay, khiến GDP 9 tháng chỉ tăng 1,42%, cũng là mức thấp nhất trong hơn thập kỷ gần đây. Tuy nhiên, nhiều DN khi được hỏi tin rằng "qua cơn bĩ cực", nền kinh tế Việt Nam sẽ đến "hồi thái lai".

 Người tiêu dùng chọn mua hàng tại siêu thị trên địa bàn quận Đống Đa. Ảnh: Phạm Hùng

Kinh doanh liêm chính: Thuốc tăng đề kháng cho startup

Kinh doanh liêm chính không chỉ giúp startup nâng cao tính tự cường, khả năng chống chọi, thu hút, giữ chân khách hàng, mà đây còn là “tấm giấy thông hành” để DN tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, trở thành những đối tác chiến lược và tin cậy của các tập đoàn kinh tế đa quốc gia.

 Tổng Giám đốc Công ty CP Trà xạ đen MD Queens Trịnh Kim Thư (áo đỏ) tham gia bán hàng livestream sản phẩm OCOP

Băn khoăn tổ chức lại vận tải hành khách

Bộ GTVT vừa đề xuất một kế hoạch tổ chức hoạt động vận tải hành khách (VTHK) trong thời gian các địa phương nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, kế hoạch này đang khiến không ít DN và cả cơ quan quản lý địa phương băn khoăn, bối rối.

 Xe khách xếp tại bến Mỹ Đình, Hà Nội trong những ngày dịch Covid-19 bùng phát. Ảnh: Công Hùng

Phòng cháy chữa cháy tại huyện Đan Phượng: Khắc phục bất cập về trang thiết bị

UBND huyện Đan Phượng cùng Công an huyện vừa tiến hành mua sắm, bàn giao hàng loạt máy bơm chữa cháy chuyên dụng và bình chữa cháy, mặt nạ phòng độc… cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Đây được cho là giải pháp cấp thiết nhằm nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy cho cơ sở, nhất là địa bàn có nhiều cơ sở sản xuất làng nghề.

 Đại diện UBND huyện và Công an huyện Đan Phượng bàn giao, hướng dẫn sử dụng máy bơm nước chuyên dụng chữa cháy cho các xã trên địa bàn

Mua chung BĐS trên nền tảng blockchain: Nhiều rủi ro với nhà đầu tư cá nhân

Mô hình đầu tư “mua chung” bất động sản (BĐS), trên nền tảng blockchain (blockchain) phát triển rầm rộ thời gian gần đây đang tạo ra nhiều luồng ý kiến trái chiều. Để hiểu rõ hơn về phương thức này, phóng viên Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với chuyên gia trong lĩnh vực BĐS - TS kinh tế Đinh Thế Hiển.

Mô hình mua chung BĐS trên nền tảng blockchain được đánh giá nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lớn cho NĐT cá nhân. (Ghi nhận khi TP Hồ Chí Minh chưa bùng dịch Covid-19). Ảnh: Tiểu Thúy

Bãi rác Nam Sơn đang quá tải

Thời gian này, bãi rác Nam Sơn - bãi rác lớn nhất Thủ đô sắp hết chỗ chứa, trong khi đó, Nhà máy đốt rác phát điện Thiên Ý - dự án được kỳ vọng sẽ xử lý trên 90% lượng rác sinh hoạt đổ về bãi rác Nam Sơn lại liên tục chậm tiến độ.

 Tại bãi rác Xuân Sơn, nếu không có những giải pháp kịp thời thì cuối năm 2021 bãi rác này cũng hết khả năng tiếp nhận rác.

Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19”: Lan tỏa tín hiệu tích cực

Thời gian qua, Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19” do TP Hà Nội tổ chức đã tạo được sức lan tỏa lớn, động viên mọi tầng lớp Nhân dân tích cực tìm hiểu, hưởng ứng, tham gia dự thi.

 Học sinh trường THCS Việt Nam - Angiêri (quận Thanh Xuân) tham gia thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch. Ảnh: Hồng Thái

Phim “Vị” từ bỏ “quốc tịch” Việt: Có biểu hiện vi phạm luật?

Trước thông tin nhà sản xuất từ bỏ quyền sở hữu, để “Vị” trở thành phim Singapore, Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho rằng với những người làm nghệ thuật đây là cú sốc lớn. Nhưng đứng dưới góc độ pháp luật sẽ là câu chuyện khác khi đơn vị sản xuất có nhiều biểu hiện vi phạm Luật Điện ảnh.

 Một cảnh trong phim ''Vị''.

Hà Nội tiếp tục thực hiện chương trình Sữa học đường: Chính sách giàu sức lan tỏa

HĐND TP Hà Nội vừa thông qua 7 nghị quyết, chính sách liên quan đến công tác GD&ĐT, trong đó có nghị quyết tiếp tục thực hiện chương trình Sữa học đường góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn TP Hà Nội.

 Học sinh trường tiểu học Nguyễn Du, quận Hoàn Kiếm uống sữa trong chương trình ''Sữa học đường'' khi dịch bệnh chưa bùng phát. Ảnh: Công Hùng

Làng nghề chật vật vực dậy sản xuất

Sau khoảng thời gian “án binh bất động” thực hiện giãn cách xã hội, thời điểm này, các làng nghề trên địa bàn Hà Nội đã vực dậy sản xuất nhưng với một “thể lực yếu ớt”, thiếu thốn đủ bề. Để phát triển trong điều kiện bình thường mới, bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, bản thân các làng nghề cũng cần chủ động chuyển mình, phát huy nội lực để chiến thắng nghịch cảnh.

 Hoạt động sản xuất tại làng nghề gốm sứ Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Ảnh: Công Hùng

Tiếp sức đến trường cho học sinh ngoại thành có hoàn cảnh khó khăn

Hưởng ứng chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Thủ tướng Chính phủ phát động, thời gian qua, ngành GD&ĐT huyện Sóc Sơn và Mê Linh đã tích cực vận động sự ủng hộ của các tổ chức, DN, mạnh thường quân, chia sẻ khó khăn với học sinh nghèo.

 Lãnh đạo huyện Mê Linh trao tặng thiết bị học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Thu Nguyễn.

Nhiều kỳ vọng trong chính sách của tân Thủ tướng Nhật Bản tương lai

Cựu Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lãnh đạo đảng cầm quyền diễn ra vào 13 giờ chiều 29/9 (giờ Tokyo). Ông Kishida dự kiến sẽ được bầu làm thủ tướng trong phiên họp quốc hội bắt đầu ngày 4/10.

 Cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida gần như chắc chắn trở thành tân thủ tướng Nhật Bản. Ảnh: Bloomberg.