Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in ra ngày 4/12

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nỗ lực sản xuất vaccine, thuốc điều trị Covid-19 trong nước; Phát huy sức mạnh nội sinh của văn hóa… là những tin tức hấp dẫn nhất trên số báo in 284 ra ngày 4/12/2021.

 Trang nhất số báo 284 - Báo in Kinh tế & Đô thị phát hành ngày 4/12/2021

Nỗ lực sản xuất vaccine, thuốc điều trị Covid-19 trong nước

Để thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19, một trong những yếu tố quan trọng là phải thực hiện phòng, chống dịch theo đúng công thức “5K+vaccine, thuốc điều trị+công nghệ+ý thức người dân và các giải pháp khác”. Trong đó vaccine, thuốc điều trị có ý nghĩa quan trọng trong phòng, chống dịch. Việc thúc đẩy sản xuất vaccine và thuốc điều trị sẽ giúp tăng cường năng lực y tế trong nước, góp phần phát triển ngành công nghiệp dược của Việt Nam.

 Tiêm vaccine cho người dân phòng Covid-19 trên địa bàn TP Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải

Giá bất động sản tăng do thiếu nguồn cung

Từ đầu năm 2021 đến nay, thị trường bất động sản (BĐS) chứng kiến nhiều lần tăng giá bán, bất chấp số lượng giao dịch giảm, điều này được cho là trái ngược với quy luật thường thấy, nhưng việc tăng giá của thị trường đã được dự báo, vì những trở ngại về pháp lý làm cho thị trường thiếu nguồn cung. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội.

 Nhà đầu tư tham khảo một dự án bất động sản ở Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Đường sắt đô thị - Bộ khung định hình lại giao thông Hà Nội - Bài 2: Bài học xương máu

Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) số 3, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội là dự án đầu tiên do chính TP làm chủ đầu tư, sử dụng nguồn vốn vay ODA, khởi công vào năm 2010. Từ dự án này, nhiều kinh nghiệm quý báu và cũng rất đắt giá đã được rút ra, cho thấy việc đầu tư phát triển ĐSĐT vô cùng gian nan, phức tạp.

 Chạy thử tuyến đường sắt đô thọ Nhổn - Ga Hà Nội. Ảnh: Việt Hải

Phát huy sức mạnh nội sinh của văn hóa

Văn hóa luôn là nền tảng, là gốc rễ tạo động lực cho mọi mặt của đời sống xã hội. Trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, văn hóa lại càng đóng vai trò kết lõi, nếu bỏ rơi văn hóa, thì nguy cơ đối mặt sẽ là mất bản sắc, phai nhòa các giá trị truyền thống tốt đẹp. Vậy sức mạnh nội sinh của văn hóa là gì, làm thế nào để phát huy trong thời kỳ mới là câu hỏi được đặt ra đối với đội ngũ trí thức làm công tác văn hóa văn nghệ sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021.

Bài 1: Du lịch văn hóa “made in Vietnam”

Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, giai đoạn 2015 - 2019, du lịch Việt Nam đã đạt được những dấu mốc ấn tượng với mức tăng trưởng bình quân về lượt khách đạt 22,7%/năm và về doanh thu đạt 20,7%/năm; riêng năm 2019, tổng thu từ du lịch đạt 755 nghìn tỷ đồng, đóng góp 9,2% vào GDP của cả nước. Trong đó, du lịch văn hóa đã khẳng định vai trò quyết định tạo nên kết quả ấn tượng này.

 Văn hóa nghệ thuật trong Festival nghề truyền thống Huế 2019. Ảnh: Trần Dũng

Những thành phố văn hóa đặc trưng của Việt Nam

Mảnh đất hình chữ S đang sở hữu rất nhiều những TP văn hóa mà nội hàm của nó là cả một kho tàng di sản từ vật thể đến phi vật thể. Trong đó phải kể đến hai TP tiêu biểu là Hà Nội và Huế.

 Hoàng thành Thăng Long, một trong những khu du lịch văn hóa trọng điểm của Thủ đô. Ảnh: Thanh Hải

Trí thức Việt Nam với công cuộc “tự khai hóa” những năm đầu thế kỷ XX

Từ giữa thế kỷ XIX, với những biến động xã hội do sự xâm lăng của thực dân Pháp, tầng lớp trí thức Việt Nam đã có nhiều thay đổi từ thành phần xuất thân, con đường học tập, trưởng thành, nhất là tư tưởng, ý thức dân tộc và cách hành động. Họ là lực lượng tinh hoa mở đường canh tân văn hóa những năm đầu thế kỷ XX. 

 Nho sĩ Huỳnh Thúc Kháng đã tiếp nhận kiến thức tân học, biết chữ Quốc ngữ, chữ Pháp và nhiều kiến thức của nền giáo dục mới - tân học

Hành trình tự cứu mình của máy bay

Các quốc gia Châu Âu hiện đang cuống cuồng ban hành lệnh hạn chế di chuyển, sau khi một số quốc gia công bố các ca nhiễm có liên quan đến Omicron - siêu biến thể Covid-19 được đánh giá là "tồi tệ nhất" từ trước đến nay. Điều này khiến hàng không  phải tìm các giải pháp tự cứu mình.

Vietnam Airlines đã có chuyến bay thường lệ đầu tiên trên đường bay giữa sân bay Tân Sơn Nhất (Việt Nam) và San Francisco (Mỹ). Ảnh: Việt Dũng

Lá thư từ phương xa

Chị nhận được thư của anh mà không tin vào mắt mình. Anh nói, sẽ đến gặp chị ngay vì anh không còn lựa chọn nào khác…

 Ảnh minh họa

Điều trị và phòng ngừa viêm xoang

Bệnh viêm xoang ngày càng gia tăng trong cộng đồng. Việc điều trị chứng bệnh này đạt hiệu quả cao khi được phát hiện sớm.

 Khám nội soi cho bệnh nhân bị viêm xoang. Ảnh: Mỹ Hoàn

Tại sao vấn nạn bảo kê vẫn hoành hành?

Bảo kê là một hình thức cưỡng đoạt tài sản, là tội phạm cần ngăn chặn. Vấn đề đặt ra là vì sao hoạt động bảo kê vẫn tồn tại, dù không khó để phát hiện?

 Các bị cáo tại phiên tòa đường dây bảo kê logo ''xe vua'' tại Hà Nội. Ảnh: Phạm Kiên

Omicron và sai lầm lặp lại

Phiên họp đặc biệt của Hội đồng Y tế Thế giới diễn ra trong tuần này nhằm hướng tới một hiệp ước toàn cầu đối phó đại dịch, đúng vào thời điểm thế giới rơi vào vòng luẩn quẩn do biến thể Omicron mới, sau 2 năm tưởng chừng đã rút ra được những bài học kinh nghiệm từ phản ứng với Covid-19.

 Học sinh ở Mumbai, Ấn Độ, cổ vũ Nam Phi vượt qua đại dịch thông qua tranh vẽ về biến thể Omicron. Ảnh: Reuters

Năm 2021: Bảo hiểm PVI liên tục được vinh danh ở các giải thưởng uy tín

Với sự nỗ lực không ngừng và đóng góp thiết thực cho ngành  cùng cộng đồng, năm 2021 Bảo hiểm PVI đã liên tục được vinh danh ở các giải thưởng uy tín: Top 50 Doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam do Công ty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietnamNet bình chọn; Giải thưởng Best CSR Insurance Company - Non Life - Vietnam và Best Non - Life Insurance Company - Vietnam từ tạp chí Tài chính Quốc tế International Finance Magazine (IFM) của Vương quốc Anh.

 Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với Công đoàn Y tế Việt Nam