Chuyển đổi số báo chí: Thay đổi để phát triển
Dự kiến tới 2025, 50% cơ quan báo chí của Việt Nam sẽ đổi mới toàn diện hệ thống sản xuất nội dung theo các xu hướng báo chí số như cá nhân hóa nội dung, đa nền tảng, báo chí di động, báo chí xã hội, báo chí dữ liệu, báo chí sáng tạo, siêu tác phẩm báo chí...
Khai trương phiên giao dịch Chứng khoán đầu năm 2022: Những động lực từ nhóm vốn hóa lớn
Ngày 4/1/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã đánh cồng khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu tiên của năm 2022 tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Cùng dự có Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền.
Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV: Xem xét quyết định 4 nội dung cấp bách
Sáng 4/1, Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc. Kỳ họp diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 62 Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, TP (riêng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội họp tại điểm cầu Nhà Quốc hội). Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng dự.
Cần rà soát kỹ gói hỗ trợ, tránh trục lợi chính sách
Chiều 4/1, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, các đại biểu Quốc hội khóa XV đã thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Tháo gỡ ùn tắc nông sản ở cửa khẩu
Nguyên nhân khiến ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc là do Trung Quốc kiên trì với chiến lược “Zero Covid-19”, song cũng bao gồm cả điểm yếu cố hữu của sản xuất nông nghiệp Việt Nam là không theo tín hiệu, nhu cầu thị trường; xuất khẩu sang nước bạn vẫn chủ yếu theo hình thức tiểu ngạch.
Năm 2022: Áp lực lạm phát không nhiều
Lạm phát trung bình tại Việt Nam trong năm 2022 vẫn thấp hơn mức Quốc hội đề ra. Đây là dự báo được các chuyên gia, nhà quản lý đưa ra tại hội thảo Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2021 và dự báo 2022, do Viện Kinh tế tài chính (Học viện Tài chính) tổ chức sáng 4/1.
Bất động sản khu công nghiệp: Doanh nghiệp chưa tận dụng hết lợi thế sân nhà
Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong năm 2021, bao gồm vốn đăng ký cấp mới, đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020, riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút hơn 18 tỷ USD. Điều này mang đến nhiều cơ hội, lợi thế trên “sân nhà” cho DN đầu tư kinh doanh bất động sản (BĐS) khu công nghiệp (KCN).
Xe buýt điện: Tương lai xanh cho vận tải hành khách công cộng
Năm 2022, Vinbus sẽ đưa thêm 6 tuyến buýt điện vào hoạt động sau khi nhận được sự đón nhận của người dân Thủ đô. Trong những ngày đầu ra mắt, buýt điện đã cho thấy sự phù hợp với giao thông đô thị, tuy còn nhiều khó khăn trong việc phát triển diện rộng nhưng loại xe thân thiện môi trường này vẫn được đặt nhiều kỳ vọng.
Quy hoạch lại nhà chung cư cũ tại Hà Nội: Bảo đảm tính khả thi đầu tư dự án
Công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội đã được nghiên cứu, đặt ra nhiệm vụ triển khai từ hơn 30 năm qua kể từ khi các chung cư cũ hết niên hạn sử dụng, có dấu hiệu xuống cấp. Quá trình triển khai, TP đã giao cho chủ đầu tư tự lập quy hoạch và lập dự án một số chung cư cũ, chủ yếu là thiết lập quy hoạch kiến trúc cho từng nhà chung cư đơn lẻ, manh mún tại các khu như Nguyễn Công Trứ, Giảng Võ, khu B Kim Liên… Điều này dẫn đến sự thiếu đồng bộ, không thống nhất về quy hoạch kiến trúc tổng thể chung khu vực, thiếu liên kết giữa các dự án, không đảm bảo yêu cầu về đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và phân bổ dân cư.
Phát huy vai trò của chính quyền cơ sở trong phòng, chống dịch
Hà Nội hiện đang chuyển sang trạng thái “Thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” với những giải pháp mới phù hợp thực tiễn. Nhìn lại một năm chống dịch Covid-19 vừa qua với nhiều nhiệm vụ khó, chưa có tiền lệ, càng thấy rõ hơn vai trò của chính quyền cơ sở, toàn hệ thống đã phát huy tính hiệu lực, hiệu quả, sức mạnh tập thể, nỗ lực thực hiện các biện pháp ngăn chặn và kịp thời đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của người dân.
Văn hóa - văn nghệ 2022: Tín hiệu lạc quan đầu năm mới
Khép lại năm 2021 “ngủ yên” vì dịch Covid-19, hoạt động văn hóa, văn nghệ đang trở lại khởi sắc trong năm 2022 với nhiều dự án, chương trình được đầu tư công phu, bài bản, phù hợp với tình hình mới.
Thị trường lao động 2022: Ngành nghề nào có nhu cầu tuyển dụng lớn?
Sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cộng với phát triển mạnh của chuyển đổi số nên các DN có tuyển dụng lao động ở nhiều ngành nghề mới. Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) Hà Nội Vũ Quang Thành đã đưa ra lời khuyên đối với người lao động (NLĐ) để đáp ứng yêu cầu công việc.
Nông nghiệp Hà Nội: Nhiều điểmsáng trong năm đại dịch
Năm 2021, nông nghiệp Hà Nội chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid-19. Dù vậy, toàn ngành vẫn nỗ lực thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp đồng bộ, thu về nhiều kết quả tích cực, tạo tiền đề cho phục hồi, phát triển nông nghiệp năm 2022.
Thị trường than toàn cầu chao đảo vì lệnh cấm của Indonesia
Các công ty khai thác than Indonesia đang tìm giải pháp khẩn trương đối phó với lệnh cấm xuất khẩu than của Chính phủ, vốn đã khiến giá nhiên liệu tăng và có thể làm gián đoạn nhu cầu năng lượng của một số nền kinh tế lớn nhất thế giới.