Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in Tết Dương lịch 2021

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Kinh tế Việt Nam năm 2021: Xuất hiện cơ hội phát triển mới; Thực hiện chủ đề năm 2021 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”: Thúc đẩy tinh thần đổi mới; Biến thách thức thành cơ hội… là những tin tổng hợp hấp dẫn nhất trên báo in số 1+2 - Số báo Tết Dương lịch 2021 ra ngày 1/1/2021.

 Trang nhất số báo Tết Dương lịch 2021 - Báo in Kinh tế & Đô thị ra ngày 1/1/2021.
Bản lĩnh Việt Nam
Trong niềm hân hoan đón chào năm mới 2021, cũng là lúc cùng suy ngẫm về một năm rất đặc biệt vừa qua - năm đại dịch Covid-19 hoành hành gây ra những tác hại vô cùng lớn đến kinh tế và đời sống xã hội của hầu hết các nước. Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy khó khăn chung, chưa kể đến lũ lụt, thiên tai lịch sử gây ra hệ lụy không thể lường trước. Nhưng trong khó khăn mới thấy rõ bản lĩnh. Với một nỗ lực không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị và người dân, cùng tinh thần và ý chí vươn lên trong mọi thử thách, chúng ta đã có một năm thành công ở nhiều phương diện, tiếp tục tạo thế và lực mới, cổ vũ đất nước tiến lên.
 Thiếp chúc mừng năm mới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Kinh tế Việt Nam năm 2021: Xuất hiện cơ hội phát triển mới
Năm 2020 “thử thách lòng người” với sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, thiên tai, căng thẳng thương mại toàn cầu... Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, người dân và DN, kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng gần 3%, đời sống người dân cơ bản vẫn được bảo đảm. Đó là một sự thành công, làm tiền đề tốt để tự tin bước vào kế hoạch 2021 - 2025.
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Công ty Điện tử Foster tại Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh tháng 52020. Ảnh: Quang Hiếu
Biến thách thức thành cơ hội
Năm 2020, dịch Covid-19 không những phủ một bức màn u tối đến sức khỏe, tính mạng của con người mà còn tác động xấu đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội toàn cầu. Tuy nhiên, với sự chủ động, dự báo đúng tình hình, quyết liệt và khẩn trương đưa ra những chỉ đạo đúng đắn, sự thống nhất trong hành động của các cấp ngành và Nhân dân, chúng ta đã hạn chế phần nào những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh và giữ được mức tăng trưởng dương (2,91%). Và trong kết quả chung đó, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội đã có một năm thành công với nhiều cố gắng, nỗ lực “vượt bão” Covid-19...
 Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cùng các đại biểu thăm nhà máy sản xuất linh kiện máy bay tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh: Thanh Hải

Khát vọng đổi mới, phát triển

Một trong những sự kiện nổi bật trong năm 2020 vừa qua tại Hà Nội là tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đây là dấu ấn quan trọng, mở ra một giai đoạn phát triển mạnh mẽ mới của TP, với quyết tâm cao để đưa Hà Nội trở thành TP “xanh - thông minh - hiện đại”, kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế.

 Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ TP Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã diễn ra tốt đẹp. Ảnh: Phạm Hùng
Thực hiện chủ đề năm 2021 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”: Thúc đẩy tinh thần đổi mới
Với việc xác định chủ đề công tác năm 2021 là “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”. Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ yêu cầu tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm, hiệu quả thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu.
 Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu tại phiên họp tập thể UBND TP tháng 11/2020. Ảnh: Lê Hải
Kỷ niệm 22 năm báo Kinh tế & Đô thị xuất bản số báo đầu tiên (1/1/1999 - 1/1/2021): Vững bước đồng hành cùng bạn đọc
Trong không khí chào đón năm mới 2021, báo Kinh tế & Đô thị đánh dấu bước phát triển mới, tròn 22 năm xây dựng và trưởng thành, vững bước đồng hành cùng bạn đọc (1/1/1999 - 1/1/2021). Liên tục đổi mới, Báo tiếp tục khẳng định mình trên nhiều lĩnh vực, là một trong những ấn phẩm được Nhân dân Thủ đô và cả nước đón nhận.
 Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn thăm báo Kinh tế & Đô thị tháng 6/2020. Ảnh: Phạm Hùng

 Thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội: Giảm bớt trung gian,tăng tính tự chủ

Từ ngày 1/7/2021, TP Hà Nội sẽ tổ chức triển khai “Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị (CQĐT)” theo Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội tại 177 phường thuộc 12 quận và thị xã Sơn Tây. Đây là một bước quan trọng để xây dựng chính quyền tinh gọn, hiệu quả, tự chủ, năng động, hiện đại, có đủ thẩm quyền, trách nhiệm để giải quyết những vấn đề trong công tác quản lý đô thị đặt ra từ thực tiễn.
Cán bộ UBND huyện Sóc Sơn hướng dẫn người dân làm thủ tục hành chính trực tuyến. Ảnh: Công Hùng
Thành phố sáng tạo - Động lực phát triển của Hà Nội
Sau hơn một năm gia nhập mạng lưới Thành phố sáng tạo của thế giới, với sự chỉ đạo, định hướng sát sao của chính quyền và sự tham gia nhiệt tình của các tổ chức, cá nhân cùng sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế, Hà Nội đang xây dựng hình ảnh một Thủ đô năng động, sáng tạo trong mọi mặt của đời sống, xã hội.
Lễ hội đường phố trên không gian phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Chiến Công 
Hà Nội thu hút vốn FDI: Thành công từ nâng chất, tăng hiệu quả
Năm 2020, TP Hà Nội đã nỗ lực thu hút đầu tư và hỗ trợ cộng đồng DN trên địa bàn phát triển ngày càng thuận lợi thông qua hoạt động xúc tiến. Đây là điểm nhấn nổi bật, thể hiện trách nhiệm, năng lực và hiệu quả hoạt động quản lý kinh tế của các cơ quan chức năng qua đó khẳng định Hà Nội tiếp tục là địa điểm đầu tư an toàn, ổn định.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ trao chứng nhận đầu tư cho các dự án tại Hội nghị ''Hà Nội 2020 - Hợp tác đầu tư và phát triển''. Ảnh: Phạm Hùng

“Lội ngược dòng” trong thu ngân sách
Vượt qua những khó khăn do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, công tác thu ngân sách trên địa bàn Hà Nội không những về đích mà còn vượt dự toán được giao. Hàng loạt giải pháp, sáng kiến đồng bộ, quyết liệt đã được UBND TP Hà Nội và các cơ quan thực hiện nhiệm vụ thu nỗ lực triển khai để hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ được giao.
 Giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp tại Cục Thuế Hà Nội. Ảnh Phạm Hùng
Bản lĩnh doanh nghiệp Việt trong đại dịch Covid-19
Giữ vững nhịp độ sản xuất, kinh doanh, đảm bảo việc làm thu nhập cho người lao động, trách nhiệm an sinh xã hội hàng chục tỷ đồng chung tay phòng chống Covid-19, ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung, sẻ chia với các hoàn cảnh khó khăn... Đó là cú lội ngược dòng đại dịch ngoạn mục, khẳng định bản lĩnh của cộng đồng DN Việt.
 Nhà máy sản xuất thiết bị điện thông minh Vinsmart, tập đoàn VinGroup (Khu công nghệ cao Hòa Lạc). Ảnh: Thanh Hải
Không để ai bị bỏ lại phía sau
Trong nguy có cơ, nỗ lực vượt khó tìm hướng đi riêng cho mình để trụ vững trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, đồng thời luôn trách nhiệm với xã hội bằng một tâm thế như lời khẳng định của Thủ tướng Chính phủ: Không để ai bị bỏ lại phía sau. Báo Kinh tế & Đô thị giới thiệu với độc giả ý kiến chia sẻ của một số DN, doanh nhân.
Chia sẻ của các Doanh nhân về hướng đi của Doanh nghiệp ứng phó với đại dịch Covid-19
Phát triển hạ tầng giao thông: Ưu tiên danh mục đầu tư, linh hoạt dòng vốn
Trong bối cảnh khó khăn trăm bề như hiện nay, Hà Nội cần một loạt những giải pháp thật sự đột phá để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Đặc biệt, TP cần phải lựa chọn, xác định danh mục ưu tiên đầu tư; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế để tranh thủ tối đa các dòng vốn.
 Đường Vành đai 3 đoạn Cầu Thăng Long - Mai Dịch. Ảnh: Phạm Hùng
Nỗ lực vì một Thủ đô “Xanh - Sạch - Đẹp”
Vấn đề phát triển Thủ đô "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - Văn minh" tiếp tục trở thành là một trong những mục tiêu và hành động xuyên suốt của nhiệm kỳ 2020 - 2025. Theo đánh giá của các chuyên gia, với sự quyết tâm cao độ của lãnh đạo TP Hà Nội và những biện pháp đã và đang thực hiện trong nhiều năm qua, mục tiêu TP xanh ngày càng gần hơn bao giờ hết.
 Thu gom rác thải trên phố cổ Hà Nội. Ảnh: Công Hùng
Thị trường bất động sản 2021 có phục hồi?
Năm 2020 đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến tất cả các lĩnh vực, ngành nghề trong nền kinh tế. Cùng với những “biến cố” xảy ra, thị trường BĐS đã trải qua nhiều cung bậc khác nhau, từ khủng hoảng thiếu nguồn cung trong khoảng 6 tháng đầu năm, sau đó đã dần phục hồi và tăng giá mạnh ở một số phân khúc. Theo đánh giá, trước những tín hiệu tích cực giai đoạn cuối năm 2020, sang năm 2021 thị trường BĐS sẽ tiếp tục phục hồi mạnh mẽ.
 Khách hàng tham khảo một dự án bất động sản ở Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Những kỳ tích chống dịch Covid-19

Năm 2020 khép lại cũng là lúc Việt Nam và Thủ đô Hà Nội trải qua hơn 300 ngày đối diện với vô vàn khó khăn, thách thức trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Trong cuộc chiến cam go ấy, ngành y tế Hà Nội đã làm nên kỳ tích, in đậm những dấu ấn, thành công nổi bật của ngành, góp phần nối dài thêm “bảng thành tích” chung của Thủ đô cũng như cả nước.
 Nhân viên y tế Hà Nội tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân tại ổ dịch thôn Hạ Lôi, huyện Mê Linh. Ảnh: Phạm Hùng

Giáo dục Thủ đô năm 2020 - 2021: Tiếp tục khẳng định vị thế đầu tàu

2020 là năm đầu tiên cả nước vàThủ đô áp dụng sách giáo khoa (SGK) lớp 1 cho chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới; lần đầu tiên trong lịch sử, kỳ thi tốt nghiệp THPT tổ chức trong bối cảnh vừa đảm bảo phòng dịch bệnh, vừa an toàn, nghiêm túc... Giữa nhiều biến động,Hà Nội vẫn là nơi duy trì được chuỗi thành tích cao, đi đầu cả nước về chất lượng giáo dục.
 Một buổi giảng dạy trực tuyến trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát. Ảnh: Chiến Công
Hà Nội tiên phong phát triển sản phẩm OCOP
Sau 2 năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020 đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo luồng sinh khí mới cho phát triển kinh tế nông thôn. Ở đó, Hà Nội đã và đang cho thấy vị thế lá cờ đầu với nhiều kết quả nổi bật.
 Khách hàng chọn mua sản phẩm OCOP tại hội chợ diễn ra ở Hà Nội. Ảnh: Công Hùng
2020 - Việt Nam đã hoàn thành vai trò kép
Những tưởng năm 2020 là một năm “khó” với ngoại giao Việt Nam khi đại dịch Covid-19 đe dọa làm tê liệt mọi nền kinh tế, nhưng với sự sáng tạo linh hoạt đồng thời quyết tâm kiên định với những mục tiêu của mình. Việt Nam đã biến những thách thức thành cơ hội với vai trò kép trong việc kết nối ASEAN với Liên hợp quốc.
 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tại hội nghị tổng kết năm Việt Nam Chủ tịch ASEAN 2020. Ảnh: Quang Hiếu
10 sự kiện định hình thế giới năm 2020
Đại dịch Covid-19 đã khiến năm 2020 là một năm đặc biệt của thế giới với nhiều thay đổi. Dưới đây là lựa chọn của báo Kinh tế & Đô thị về 10 sự kiện trong năm qua.
 Nhân viên y tế ở khu chăm sóc tích cực tại Vũ Hán. Ảnh: Reuters