Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in Tết Dương lịch 2022

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hà Nội tạo sức bật cho năm mới 2022; Khơi dậy ý chí, khát vọng phát triển; 10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội năm 2021… là những tin tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in 01+02+03 ra ngày 01/01/2022

Trang nhất số báo Tết Dương lịch 2022 - Báo in Kinh tế & Đô thị Phát hành ngày 01/01/2022
Trang nhất số báo Tết Dương lịch 2022 - Báo in Kinh tế & Đô thị Phát hành ngày 01/01/2022

Hà Nội tạo sức bật cho năm mới 2022

TP Hà Nội đã đi qua một năm nhiều khó khăn khi tác động của dịch Covid-19 ảnh hưởng lên hầu hết các lĩnh vực, song với sự đổi mới trong điều hành, tinh thần đoàn kết, vượt khó vươn lên của cả hệ thống chính trị và người dân, TP đã vẫn tạo ra những điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội. Đây là tiền đề quan trọng để TP phục hồi và bứt phá trong năm 2022 với những mục tiêu cao hơn.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng kiểm tra khu Depot, tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội. Ảnh: Viết Thành
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng kiểm tra khu Depot, tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội. Ảnh: Viết Thành

Khơi dậy ý chí, khát vọng phát triển

Động lực và nguồn động lực phát triển quan trọng của đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khát vọng phát triển. Đây cũng là nội dung quan trọng trong tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho hiện nay và trong tương lai. Đó là quan điểm được GS.TS Phùng Hữu Phú (Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng T.Ư) nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị.

GS.TS Phùng Hữu Phú - Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương.
GS.TS Phùng Hữu Phú - Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương.

10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội năm 2021

Phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, bản lĩnh, chủ động, Đảng bộ TP Hà Nội sớm đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ TP vào cuộc sống…

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao đổi với lãnh đạo TP Hà Nội tại Kỳ họp thứ 3 HĐND TP Hà Nội ngày 7/12/2021. Ảnh: ThanhHải
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao đổi với lãnh đạo TP Hà Nội tại Kỳ họp thứ 3 HĐND TP Hà Nội ngày 7/12/2021. Ảnh: ThanhHải

Thích ứng an toàn, thúc đẩy tăng trưởng

Hà Nội bước vào năm 2022 với nhiều khó khăn bởi tác động của dịch Covid-19. Tuy nhiên, các giải pháp cụ thể, có trọng tâm trọng điểm đã được TP xác định, với mục tiêu tạo được sức bật mới cho TP, tạo tiền đề quan trọng để có bước tăng trưởng vượt bậc trong giai đoạn 5 năm tới.

Hoạt động sản xuất đảm bảo phòng chống dịch tại Công ty TNHH Nippon Paint Việt Nam Khu công nghiệp Quang Minh, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Hoạt động sản xuất đảm bảo phòng chống dịch tại Công ty TNHH Nippon Paint Việt Nam Khu công nghiệp Quang Minh, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Thực hiện chủ đề năm 2022 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”: Thúc đẩytinh thần trách nhiệm, tư duy đổi mới

Năm 2022, Hà Nội tiếp tục chọn chủ đề công tác năm là“Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”. Nhiều ý kiến nhận định, chủ đề này vẫn đang rất phù hợp và cần thiết hiện nay, để tiến thêm một bước nữa, thúc đẩy tinh thần trách nhiệm, khuyến khích tư duy đổi mới, tạo thêm đột phá, vượt qua khó khăn do dịch Covid-19, hướng tới mục tiêu đưa TP phát triển nhanh và bền vững.

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội ngày 30/11/2021. Ảnh: Thanh Hải
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội ngày 30/11/2021. Ảnh: Thanh Hải

Những dấu ấn ngành thông tin và truyền thông Hà Nội

Năm 2021, mặc dù đại dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp, lây lan nhanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội, sức khỏe của nhân dân song Hà Nội đã chủ động, kiên trì và bình tĩnh trong mọi tình huống nhằm kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Đặc biệt, trên “mặt trận” thông tin và truyền thông, Hà Nội đã áp dụng nhiều giải pháp đóng vai trò then chốt cho công tác phòng chống dịch, để lại dấu ấn rõ nét.

Nhân viên Tổng đài 1022 Hà Nội tập trung tiếp nhận, giải đáp các kiến nghị, phản ánh liên quan đến công tác phòng, chống Covid-19.
Nhân viên Tổng đài 1022 Hà Nội tập trung tiếp nhận, giải đáp các kiến nghị, phản ánh liên quan đến công tác phòng, chống Covid-19.

Nỗ lực vượt khó

Do đại dịch Covid-19, năm 2021 là một năm có nhiều khó khăn với kinh tế Việt Nam nói chung, TP Hà Nội nói riêng. Song đây cũng là năm khẳng định bản lĩnh và khả năng chống chịu, sức sáng tạo Việt Nam và Hà Nội trong chủ động, linh hoạt thích ứng, từng bước phục hồi các hoạt động kinh tế - xã hội trong bối cảnh bình thường mới...

Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Rhythm PrecisionViệt Nam, Khu công nghiệp Nội Bài. Ảnh: Phạm Hùng
Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Rhythm PrecisionViệt Nam, Khu công nghiệp Nội Bài. Ảnh: Phạm Hùng

Nhiều điểm sáng kinh tế giữa đại dịch

Làn sóng Covid-19 thứ tư đã tác động nặng nề đến mọi mặt của nền kinh tế khiến GDP quý III/2021 lao dốc xuống mức thấp nhất lịch sử, ở mức còn -6,17%. Tuy vậy, việc Việt Nam thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP, chấp nhận mở cửa kinh tế, cùng với sự phục hồi của kinh tế thế giới đã giúp nền kinh tế Việt Nam phục hồi rõ rệt. 

Bốc xếp hàng xuất khẩu tại cảng Hải Phòng. Ảnh: Phạm Hùng
Bốc xếp hàng xuất khẩu tại cảng Hải Phòng. Ảnh: Phạm Hùng

Chứng khoán 2021: Rộn ràng nhà đầu tư F0

Năm 2021, giữa làn sóng Covid-19 lần thứ 4, thị trường chứng khoán (TTCK) cũng chứng kiến một làn sóng khác với sự tham gia kỷ lục của các nhà đầu tư mới (F0). Sau hơn 1 thập kỷ, từ đỉnh cao chứng khoán năm 2007- 2008, chứng khoán Việt lại có những ngày rộn ràng với hàng loạt phiên bảng giá phủ sắc tím mênh mang. Cùng với diễn biến lên đỉnh, xuống đáy của thị trường, câu chuyện của những nhà đầu tư F0 cũng đã vẽ lên một nét vẽ mới và vui của TTCK năm 2021.

Nhà đầu tư giao dịch tại một sàn chứng khoán ở Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Nhà đầu tư giao dịch tại một sàn chứng khoán ở Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Những tín hiệu khả quan, phục hồi nền kinh tế

Trong suốt 2 năm qua, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Kết thúc năm 2021, vượt qua mọi khó khăn, để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, cộng đồng DN đã có chiến lược cụ thể duy trì và phục hồi sản xuất, kinh doanh... Đồng thời kỳ vọng vào một năm 2022 với nhiều tín hiệu khả quan cho nền kinh tế. Dưới đây là những chia sẻ của các doanh nhân xung quanh vấn đề này.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến kiểm tra hoạt động sản xuất tại Khu công nghiệp Nội Bài. Ảnh: Phạm Hùng
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến kiểm tra hoạt động sản xuất tại Khu công nghiệp Nội Bài. Ảnh: Phạm Hùng

Bản giao hưởng quy hoạch Tạo đà để Thủ đô bứt phá

Hà Nội đang bước vào giai đoạn nước rút thực hiện những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong lĩnh vực quy hoạch. Đó là rà soát, điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, lập quy hoạch TP thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; xây dựng Chương trình phát triển đô thị toàn TP đến 2030, định hướng 2050. Mỗi nhiệm vụ có mục tiêu nhất định, song tổng hòa đây được xem là bản giao hưởng quy hoạch. Khi hoàn thành sẽ tạo đà cho Thủ đô bứt phá, phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong giai đoạn tới.

Một góc TP Hà Nội nhìn từ phía Tây. Ảnh: Phạm Hùng
Một góc TP Hà Nội nhìn từ phía Tây. Ảnh: Phạm Hùng

Tàu điện Cát Linh - Hà Đông: Điểm nhấn của giao thông đô thị Hà Nội

Hà Nội vừa trải qua một năm đầy biến động và thách thức do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Trong bức tranh chung nhiều gam màu trầm buồn của giao thông, tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) số 2A Cát Linh - Hà Đông chính là một điểm nhấn tươi mới, nổi bật, mang đến nhiều kỳ vọng cho Nhân dân Thủ đô.

Một góc TP Hà Nội nhìn từ phía Tây. Ảnh: Phạm Hùng
Một góc TP Hà Nội nhìn từ phía Tây. Ảnh: Phạm Hùng

Toàn cảnh thị trường bất động sản năm 2021: Nhiều diễn biến bất ngờ

Năm 2021 khép lại thêm đầy dãy khó khăn đối với lĩnh vực bất động sản (BĐS), thị trường tiếp tục mất cân đối cung – cầu, “sốt đất” xảy ra sau mỗi đợt dịch Covid-19, nhiều cơ chế mới giú “khơi thông” thị trường và kết thúc một năm nhiều biến động với việc đất đấu giá ở Thủ Thiêm (TP Hồ Chí Minh) đạt mức kỷ lục chưa từng có. Nhưng các chuyên gia vẫn kỳ vọng rất lớn vào sự phục hồi vào năm 2022, cùng Kinh tế & Đô thị điểm lại những sự kiện nổi bật của thị trường BĐS trong năm 2021.

Nhà đầu tư tham khảo thông tin một dự án bất động sản ở Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Nhà đầu tư tham khảo thông tin một dự án bất động sản ở Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Kỷ niệm 23 năm báo Kinh tế & Đô thị xuất bản số báo Đầu tiên (1/1/1999 - 1/1/2022): Người bạn tin cậy, luôn đồng hành cùng bạn đọc

Chào đón năm mới 2022, báo Kinh tế & Đô thị đánh dấu bước phát triển mới, tròn 23 năm (1/1/1999 - 1/1/2022) xây dựng và trưởng thành, vững bước đồng hành cùng bạn đọc. Trong quá trình hình thành và phát triển, báo ngày càng nâng cao chất lượng, cải tiến hình thức trình bày, phát triển mạnh mẽ; luôn là người bạn tin cậy đồng hành cùng bạn đọc.

Bạn đọc cập nhập thông tin trên trang báo điện tử Kinh tế & Đô thị. Ảnh: Phạm Hùng
Bạn đọc cập nhập thông tin trên trang báo điện tử Kinh tế & Đô thị. Ảnh: Phạm Hùng

Phát huy sức mạnh nội sinh của văn hóa - Bài cuối: Văn hóa không chỉ là tài sản cất giữ

“Cùng với đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa, cần phải đánh giá đúng và thấy hết những khó khăn khi khai thác các nguồn lực văn hóa như một tài nguyên” - đó là quan điểm của GS.TSKH Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo (trường ĐH Quốc gia Hà Nội) về vấn đề làm sao phát huy hết được nội hàm đa dạng và phong phú của văn hóa trong sự phát triển chung của đất nước.

Múa truyền thống tại không gian phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội (khi dịch Covid-19 chưa bùng phát). Ảnh: Phạm Hùng
Múa truyền thống tại không gian phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội (khi dịch Covid-19 chưa bùng phát). Ảnh: Phạm Hùng

Lan tỏa chuẩn mực văn hóa mới

Thời gian qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, hưởng ứng của người dân Thủ đô, công tác triển khai, thực hiện 2 Bộ Quy tắc ứng xử (QTƯX) đã tạo chuyển biến rõ nét trong nhận thức, hành vi của cán bộ, công chức, người lao động và Nhân dân. Qua đó, 2 bộ QTƯX đã góp phần hình thành nên những chuẩn mực văn hóa, văn minh mới trong đời sống xã hội, lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Cán bộ Bộ phận một cửa UBND huyện Thanh Trì hướng dẫn người dân làm thủ tục hành chính. Ảnh: Phạm Hùng
Cán bộ Bộ phận một cửa UBND huyện Thanh Trì hướng dẫn người dân làm thủ tục hành chính. Ảnh: Phạm Hùng

Ngoại giao Việt Nam năm 2021: Những điểm sáng bất chấp đại dịch

2021 là năm ghi dấu ấn những sự kiện ngoại giao quan trọng của đất nước trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã chia sẻ với báo chí về những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn đặc biệt này.

Cán bộ Bộ phận một cửa UBND huyện Thanh Trì hướng dẫn người dân làm thủ tục hành chính. Ảnh: Phạm Hùng
Cán bộ Bộ phận một cửa UBND huyện Thanh Trì hướng dẫn người dân làm thủ tục hành chính. Ảnh: Phạm Hùng

Khủng hoảng năng lượng đe dọa đà phục hồi kinh tế toàn cầu

Nhiều khu vực trên thế giới đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng do nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu tăng mạnh sau đại dịch Covid-19. Tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng năng lượng đã đẩy giá khí đốt, giá than, điện và dầu mỏ tăng kỷ lục tại nhiều châu lục, từ châu Âu, châu Á tới Nam Mỹ.

Công nhân vận hành hệ thống đường ống dẫn khí đốt tại Belarus. Ảnh: Getty
Công nhân vận hành hệ thống đường ống dẫn khí đốt tại Belarus. Ảnh: Getty

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Năm 2021, dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, tuy nhiên việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) của Hà Nội tiếp tục đạt được nhiều kết quả nổi bật, toàn diện. Qua đó, duy trì vị thế dẫn đầu trong xây dựng NTM của cả nước.

Trồng hoa lan công nghệ cao phục vụ dịp Tết tại huyện Đan Phượng. Ảnh: Công Hùng
Trồng hoa lan công nghệ cao phục vụ dịp Tết tại huyện Đan Phượng. Ảnh: Công Hùng

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần