80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bảo quản, tu bổ, phục hồi một số di tích lịch sử quốc gia đặc biệt

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt tại tỉnh Vĩnh Phúc
Bảo quản, tu bổ Di tích đình Thổ Tang
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt đình Thổ Tang, thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

Mục tiêu lập quy hoạch nhằm bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật di tích Đình Thổ Tang thành nơi giới thiệu và tôn vinh văn hóa, nghệ thuật dân gian Việt Nam gắn với các thiết chế văn hóa làng xã, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống văn hóa dân tộc; hình thành điểm du lịch lịch sử, văn hóa hấp dẫn, kết nối với các di tích, điểm du lịch khác của tỉnh Vĩnh Phúc để tạo chuỗi sản phẩm du lịch phong phú, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
 Di tích đình Thổ Tang
Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch có diện tích khoảng 172.000 m2, bao gồm Khu vực bảo vệ I và khu vực đệm phụ trợ. Quy mô lập quy hoạch có diện tích khoảng 6.392,7 m2, được xác định trên cơ sở Giấy xác nhận quyền sử dụng đất với diện tích 5.410 m2 và 982,7 m2 giải phóng mặt bằng trong Khu vực bảo vệ I của di tích.

Nội dung Nhiệm vụ lập quy hoạch gồm: Xác định yêu cầu nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hiện trạng di tích; nghiên cứu, đánh giá yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường tự nhiên liên quan; xác định đặc trưng và nhận diện yếu tố cấu thành, cấu trúc không gian cảnh quan và các giá trị tiêu biểu khác của di tích; hệ thống di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến di tích; những hạn chế, khó khăn; các vấn đề cần giải quyết trong quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch; đề xuất nội dung và định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích; định hướng tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan và xây dựng công trình mới.

Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xác định cơ quan chủ đầu tư quy hoạch, bố trí nguồn vốn, phê duyệt dự toán chi phí lập quy hoạch và các chi phí khác có liên quan đến công tác lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đình Thổ Tang, thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc; chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành liên quan tổ chức lập, trình duyệt quy hoạch theo quy định của pháp luật.

Tu bổ, phục hồi Di tích Tháp Bình Sơn

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt Tháp Bình Sơn, thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
  Di tích Tháp Bình Sơn
Theo đó, đối tượng nghiên cứu lập quy hoạch gồm: Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt Tháp Bình Sơn, không gian cảnh quan, môi trường xung quanh; các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, di vật, hiện vật khảo cổ, lễ hội gắn với di tích; các yếu tố đô thị hóa, kinh tế - xã hội, dân cư trong khu vực; các chính sách liên quan; hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, tình hình sử dụng đất khu vực xung quanh di tích; hệ thống giao thông kết nối trong khu vực quy hoạch…

Mục tiêu quy hoạch nhằm bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật di tích Tháp Bình Sơn thành nơi giới thiệu và tôn vinh văn hóa, nghệ thuật dân gian Việt Nam gắn với các thiết chế văn hóa làng xã của đất nước.

Hình thành điểm du lịch lịch sử, văn hóa hấp dẫn, kết nối với các di tích, điểm du lịch khác của tỉnh Vĩnh Phúc để tạo chuỗi sản phẩm du lịch phong phú, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh…

Xác định ranh giới bảo vệ di tích làm cơ sở quản lý và cắm mốc giới di tích. Xác định các khu chức năng, khu dân cư, khu vực bảo vệ cảnh quan, môi trường. Tổ chức không gian và bố trí hệ thống hạ tầng giao thông, kỹ thuật phù hợp với các giai đoạn bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Nội dung lập Quy hoạch gồm: Xác định yêu cầu nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hiện trạng di tích; nghiên cứu, đánh giá yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường tự nhiên liên quan đến nội dung quy hoạch; xác định đặc trưng và nhận diện yếu tố cấu thành, cấu trúc không gian cảnh quan và các giá trị tiêu biểu khác của di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt Tháp Bình Sơn; hệ thống di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến di tích; những hạn chế, khó khăn; các vấn đề cần giải quyết trong quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch. Đề xuất nội dung và định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích; định hướng tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan và xây dựng công trình mới…

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ