70 năm giải phóng Thủ đô

Bão số 1 gió giật cấp 11, mưa gió cực mạnh tại Hà Nội

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hồi 5 giờ ngày 28/7, vị trí tâm bão số 1 ở trên đất liền các tỉnh Nam Đồng bằng Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9-11.

Khoảng 10 giờ 15 phút sáng 28/7, áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu và gây gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-9 ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Ở Hà Nội đã có gió giật mạnh cấp 8-9.
 
Clip gió mạnh gây khó khăn cho người đi đường trên các tuyến phố của Hà Nội. Thực hiện:Văn Trọng
 
 Vị trí hiện tại: Hồi 10 giờ ngày 28/07, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 20,9 độ Vĩ Bắc; 105,3 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/h), giật cấp 7-8.

 Dự báo: Trong 3 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thêm. Mưa to đến rất to tập trung ở các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc Bộ và Hòa Bình; riêng ở Hà Nội còn có gió giật mạnh cấp 8-9 và mưa rất to (50-100mm).

Tin từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương lúc 9 giờ sáng, do ảnh hưởng của bão số 1, ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình đã có gió mạnh cấp 8-9, vùng ven biển cấp 10, gió giật mạnh cấp 10-13; các nơi khác ở ven biển và đồng bằng Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-10; ở Hà Nội có gió giật mạnh cấp 6-7. Trong 12-18 giờ vừa qua, ở các tỉnh ven biển Đông Bắc và Đồng Bằng Bắc Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 50-150mm, một số nơi có mưa lớn hơn như Nam Định 160mm, Ninh Bình 210mm, Thái Bình 200mm, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 180mm, Hưng Yên 155mm, Chi Nê (Hòa Bình) 220mm.
Cây cột điện tại đầu ngõ 12 Láng Hạ bị đổ. Ảnh: Công Trình
Cây cột điện tại đầu ngõ 12 Láng Hạ bị đổ. Ảnh: Công Trình
Hồi 08 giờ ngày 28/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 20,8 độ vĩ Bắc; 105,5 độ kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Nam Đồng bằng Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/h), giật cấp 8-9.
Hai cây xà cừ to đổ thúc đè vào khu tập thể B2 (Ngõ 201 đường Trần Quốc Hoàn) rất nguy hiểm, cần được xử lí gấp! Đây là khu tập thể cũ, nhiều hộ dân đang sinh sống. 2 cây xã cừ to bật gốc đâm thúc trực diện vào đầu hồi từ 6 h sáng nay.
Hai cây xà cừ to đổ thúc đè vào khu tập thể B2 (Ngõ 201 đường Trần Quốc Hoàn) rất nguy hiểm, cần được xử lí gấp! Đây là khu tập thể cũ, nhiều hộ dân đang sinh sống. 2 cây xã cừ to bật gốc đâm thúc trực diện vào đầu hồi 6 giờ sáng nay. Ảnh: Lê Hải Đăng
Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành vùng áp thấp. Đến 19 giờ ngày 28/7, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 21,4 độ Vĩ Bắc; 104,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40 km/h).
Cây xanh bị đổ hàng loạt trên phố Võ Thị Sáu. Ảnh: QC
Cây xanh bị đổ hàng loạt trên phố Võ Thị Sáu. Ảnh: Tuấn Ngọc
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới sau suy yếu thành vùng áp thấp, vùng biển vịnh Bắc Bộ (bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Cô Tô, Vân Đồn) sáng nay (28/7) còn có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9-10. Biển động mạnh. Các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc Bộ và Hòa Bình có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9.
Xe máy đổ vì gió mạnh tại khu vực Văn Quán, quận Hà Đông. Ảnh: Lê Đạt
Xe máy đổ vì gió mạnh tại khu vực Văn Quán, quận Hà Đông. Ảnh: Lê Đạt
Các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa cả đợt do bão số 1 gây ra phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm. Cảnh báo nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng thuộc đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Việt Bắc và Tây Bắc.

Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

 
Theo thống kê của Thanh tra Sở GTVT Hà Nội, đã có gần 1.100 cây xanh bị quật đổ, riêng 4 quận: Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm đã có 565 cây xanh gãy đổ.

Tính đến trưa ngày 28/7 đã có 1 người chết, 5 người bị thương; 4 ô tô, 5 mô tô bị cây đổ hư hại nặng; 12 cột điện, cột chiếu sáng, 19 nút đèn giao thông bị quật ngã hoặc cháy, hỏng; 14 cột biển, 2 hộp đèn quảng cáo gãy đổ ra lòng đường.

 
Hà Nội dốc toàn lực đảm bảo an toàn cho người dân

Khoảng 11 giờ 30 phút, trên địa bàn Hà Nội chỉ còn mưa nhỏ, rải rác, một số nơi đã ngừng mưa. Công tác khắc phục hậu quả do bão số 1 được triển khai đồng bộ, khẩn trương trên toàn thành phố.

Thời điểm 10 giờ sáng 28/7, gió đã ngớt và mưa giảm ở nhiều nơi.
 Tại huyện Quốc Oai, sáng 28/7, mưa kèm theo gió giật làm bật giíc nhiều cây xanh gây cản trở giao thông. Địa bàn xã Sài Sơn bị đổ 1 cây to khu vực trường Tiểu học Sài Sơn B, chắn ngang đường; một cột đèn cao áp và đèn trang trí(ngang đường) khu vực Chùa Thầy cũng đổ sập. Hầm qua đường Đại lộ Thăng Long ngập cao nửa xe máy. Nhiều cây xanh quanh sân vận động huyện đổ. Ảnh: Ngọc Huyền-Thắng Văn
Quang cảnh tại sân vận động huyện Quốc Oai. Tại huyện Quốc Oai, sáng 28/7, mưa kèm theo gió giật làm bật giíc nhiều cây xanh gây cản trở giao thông. Địa bàn xã Sài Sơn bị đổ 1 cây to khu vực trường Tiểu học Sài Sơn B, chắn ngang đường; một cột đèn cao áp và đèn trang trí(ngang đường) khu vực Chùa Thầy cũng đổ sập. Hầm qua đường Đại lộ Thăng Long ngập cao nửa xe máy. Nhiều cây xanh quanh sân vận động huyện đổ. Ảnh: Ngọc Huyền-Thắng Văn
Tính đến thời điểm 9 giờ sáng 28/7, thống kê sơ bộ của phòng Kinh tế huyện tại huyện Phúc Thọ, toàn huyện có hơn 300ha hoa màu bị thiệt hại nặng. Nhiều diện tích ngô, rau, cây ăn quả bị đổ gẫy. Nếu mưa tiếp tục diễn ra trong ngày hôm nay thì chắc chắn ngập úng sẽ xảy ra. Tuy lượng mưa không lớn nhưng gió giật mạnh tới cấp 8 – 9 đã khiến cho nhiều cây cối bị, hàng trăm héc ta rau bị dập nát. Tại một số vùng chuyên canh rau như Đông Anh, Hoài Đức, diện tích rau bị dập nát, hư hỏng đã lên đến gần 100ha. Trong đó chủ yếu là các loại rau ăn lá đang trong thời gian thu hoạch.       
Cây xanh bị đổ trước cổng trường Chương Mỹ A. Huyện Chương Mỹ bị mất điện từ 6 giờ sáng đến 10 giờ 20 phút vẫn chưa có điện và hàng chục cây xanh bị đổ.
Cây xanh bị đổ trước cổng trường Chương Mỹ A. Ảnh: Minh Thân-Thắng Văn

Bão số 1 gió giật cấp 11, mưa gió cực mạnh tại Hà Nội - Ảnh 1

Huyện Chương Mỹ bị mất điện từ 6 giờ sáng đến 10 giờ 20 phút vẫn chưa có điện và hàng chục cây xanh bị đổ. Ảnh: Minh Thân-Thắng Văn
Tại các huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oai là những huyện có diện tích cấy lúa lớn nhưng đến thời điểm hầu hết các diện tích lúa bị ảnh hưởng không đáng kể do lượng mưa ở mức trung bình dưới 100mm. Tuy nhiên, xác định vị trí nằm ở vùng trũng của TP nên các huyện này đang dồn sức để phòng ngập úng xảy ra. Ông Nguyễn Chí Viễn – Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa cho biết, ngay trong sáng sớm nay huyện đã huy động hoạt đông 2 trạm bơm dã chiến tại Vân Đình và Ngoại Độ để phục vụ việc tiêu úng kịp thời cho đồng ruộng, hạn chế tối đa thiệt hại cho nông dân.     
Tại huyện Quốc Oai, sáng 28/7, mưa kèm theo gió giật làm bật giíc nhiều cây xanh gây cản trở giao thông. Địa bàn xã Sài Sơn bị đổ 1 cây to khu vực trường Tiểu học Sài Sơn B, chắn ngang đường; một cột đèn cao áp và đèn trang trí(ngang đường) khu vực Chùa Thầy cũng đổ sập. Hầm qua đường Đại lộ Thăng Long ngập cao nửa xe máy. Nhiều cây xanh quanh sân vận động huyện đổ. Ảnh: Ngọc Huyền-Thắng Văn
Tại Thị xã Sơn Tây, hơn 250 cây bị đổ, 2 nhà bị tốc mái, gần 60m tường bao bị đổ, 1 cột điện bị đổ, 30m2 mái chuồng bị tốc. Ảnh: Phạm Hảo-Thắng Văn
Được biết, thời điểm này, tại các huyện ngoại thành, các đoàn thường trực phòng chống thiên tai địa phương đang tiến hành kiểm tra thực tế, thống kê thiệt hại sản xuất do mưa bão gây ra. Đồng thời, đề ra phương án khắc phục hậu quả và hỗ trợ cho nông dân tại những khu vực bị thiệt hại lớn. Phóng viên báo Kinh tế & Đô thị sẽ tiếp tục thông tin đến độc giả khi có số liệu tổng hợp thống kê thiệt hại của các huyện trong vài giờ tới. (Ánh Ngọc)
Mưa làm ngập một số tuyến đường ở huyện Thạch Thất. Ảnh: Huy Khánh-Thắng Văn
Mưa làm ngập một số tuyến đường ở huyện Thạch Thất. Ảnh: Huy Khánh-Thắng Văn
Ban chỉ huy phòng chống thiên tai huyện Phúc Thọ báo cáo, có 4 nhà bị tốc mái, trong đó tại xã Ngọc Tảo có 1 nhà ba tầng, xã Xuân Phú có 1 nhà cấp bốn bị đổ, mái sệ, xã Phụng Thượng có hiên nhà có nguy cơ bị độ đã được chằng chống, xã Thọ Lộc có nhà hội họp thôn Thượng Lộc, diện tích 15m2 bị tốc một phần mái nhà, khoảng 15 cây bị đổ, các tuyến đê kè, cống dưới đê bình thường. (Hồng Tươi-Thắng Văn)
Cây đa cổ thụ ở xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất bị đổ do gió mạnh đã làm hư hỏng tường bao của 1 số nhà dân xung quanh.
Cây đa cổ thụ ở xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất bị đổ do gió mạnh đã làm hư hỏng tường bao của 1 số nhà dân xung quanh. Ảnh: Huy Khánh-Thắng Văn
Khoảng 9 giờ, theo báo cáo nhanh tại quận Đống Đa, ông Nguyễn Song Hào - Chủ tịch UBND quận Đống Đa cho biết: Xí nghiệp thoát nước số 4 đã rà soát và báo cáo trên địa bàn quận không có điểm ngập úng nghiêm trọng.

Phòng Quản lý đô thị yêu cầu Xí nghiệp thoát nước số 4 tiếp tục rà soát các điểm có nguy cơ ngập úng để phòng mưa sau bão.
Bão cũng khiến những đống gạch bị đổ ra đường. Ảnh tại trạm xe buýt trên đường Nguyễn chí than
Bão cũng khiến những đống gạch bị đổ ra đường. Ảnh  chụp tại trạm xe buýt trên đường Nguyễn Chí Thanh. Ảnh: Văn Trọng
Về cây xanh, tại phường Láng Thượng có 47 cây đổ (14 Nguyễn Chí Thanh, 12 Chùa Láng, hồ Láng Thượng 12, Vincom 54 NCT 6 cây, ĐH GTVT 1, Học viện Phụ nữ: 1). Đường Láng: cây xà cừ 1174 Đường Láng đoạn gần cầu vượt cầu Giấy - Láng đổ gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Trên phố Chùa Bộc: 2-4 Chùa Bộc: có 4 cây đổ. 2 người bị thương đã được nhập viện, 4 người bị thương nhẹ. Phường Thịnh Quang: Tập thể Vĩnh hồ có 4 cây đổ (2 cây sân B1, B2:1, DD8:1 cây); Phường Cát Linh có 5 cây xà cừ trên phố Trịnh Hoài Đức bị đổ cản trở giao thông; Phường Kim Liê: tại Sân B6, B7 TT Kim Liên có 2 cây đổ. Phường Láng Hạ có khoảng 20 cây đổ, trong đó gây tắc đường phố Vũ Ngọc Phan, Nguyên Hồng.
Ngập trên tuyến đường của quận Hà Đông đang được đơn vị chức năng xử lý. Ảnh: Lê Đạt
Ngập trên tuyến đường của quận Hà Đông đang được đơn vị chức năng xử lý. Ảnh: Lê Đạt
Phường Thổ Quan có 3 cây đổ ở hồ Văn Chương, 1 cây đổ ở chùa Linh Ứng Khâm Thiên, 2 cây (số 202,294 Đê La Thành).

Về sự cố điện, cháy bốt điện số 89 ngõ 51 Lương Sử phường Văn Chương đã được khắc phục. Dây điện bị rơi gần sân vận động Hàng Đẫy - Trịnh Hoài Đức.

Ông Nguyễn Song Hào cho biết thêm, trên địa bàn quận, đoạn tường rào 20m phòng Giáo dục quận Đống Đa bị đổ; Biển quảng cáo trước ngân hàng Viettinbank ngã 5 Ô Chợ Dừa bị đổ. (Long Trần)
Người dân tham gia khắc phục hậu quả do mưa gió gây ra tại phố Giảng Võ, Hà Nội. Ảnh: Đạt Lê
Người dân tham gia khắc phục hậu quả do mưa gió gây ra tại phố Giảng Võ, Hà Nội. Ảnh: Đạt Lê
 Tính đến khoảng 9 giờ kém 15 phút sáng 28/7, mưa vẫn trắng trời Hà Nội. Lực lượng CSGT, cây xanh, thoát nước và duy tu của Hà Nội đã dốc toàn lực ra đường khắc phục hậu quả mưa bão để tạo điều kiện cho người dân đi lại an toàn.
Cảnh sát giao thông tích cực phân luồng tại ngã tư Kim Ngưu – Lạc Trung. Ảnh: Vũ Cúc
Cảnh sát giao thông tích cực phân luồng tại ngã tư Kim Ngưu – Lạc Trung. Ảnh: Vũ Cúc
 
Cảnh sát giao thông Hà Nội hỗ trợ người dân di chuyển trên phố Tố Hữu. Ảnh: Ngọc Hải
Cảnh sát giao thông Hà Nội hỗ trợ người dân di chuyển trên phố Tố Hữu. Ảnh: Ngọc Hải
Trong lúc này, cộng đồng kêu gọi sự chia sẻ của tất cả mọi người cùng chung tay giải tỏa các tuyến phố, có ý thức tham gia giao thông để chia sẻ với các lực lượng chức năng.
Các lực lượng chức năng khẩn trương xử lý cây xanh bị đổ, phân luồng giao thông cho người dân trên phố Chùa Bộc. Ảnh: Công Trình
Các lực lượng chức năng khẩn trương xử lý cây xanh bị đổ, phân luồng giao thông cho người dân trên phố Chùa Bộc. Ảnh: Công Trình
Cùng với lực lượng chức năng, rất nhiều người dân đã tích cực góp phần khắc phục hậu quả do mưa bão. Cây đổ trên phố Thái Hà đang được người dân chặt cành, thu dọn. Lực lượng trật tự đô thị, dân phòng tại các phường trên địa bàn TP cũng đã đổ 100% quân số ra đường để làm nhiệm vụ.
Lực lượng trật tự đô thị, dân phòng tại các phường trên địa bàn TP cũng đã đổ 100% quân số ra đường để làm nhiệm vụ. Ảnh: Vũ Cúc
Người dân di chuyển khó khăn trên đường Tố Hữu. Ảnh: Ngọc Hải
Người dân di chuyển khó khăn trên đường Tố Hữu. Ảnh: Ngọc Hải
Thống kê sơ bộ, Hà Nội đã có khoảng 300 cây xanh bị ngã đổ, nhiều nhà tốc mái, biển quảng cáo bị đổ. Nhiều cây xanh, biển quảng cáo, biển phản quang... trên đường đã bị gãy đổ. Nguy cơ các mái tôn, biển treo... rơi xuống đường bất cứ lúc nào. Khuyến cáo người dân không nên ra đường lúc này nếu thấy không cần thiết.

Trước đó, theo báo cáo của Trưởng Ban tìm kiếm cứu nạn - Bộ Tư lệnh Thủ Đô, đã có thiệt hại ban đầu. Hồi 14h45 ngày 27/7, tại nhà ông Đặng Văn Đáng (xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên), xảy ra đổ tường lan can tầng 2 làm 1 người chết, 5 người bị thương.
Cây đổ đè lên ô tô trên đường Trần Thánh Tông.
Cây đổ đè lên ô tô trên đường Trần Thánh Tông.
Chiếc Hyundai Grand I10 biển kiểm soát 30P 7548 bị cây đè bẹp dúm, người lái xe bị thương. Ảnh: Đình Ngân
Chiếc Hyundai Grand I10 biển kiểm soát 30P 7548 bị cây đè bẹp dúm, người lái xe bị thương. Ảnh: Đình Ngân
Khoảng 8 giờ sáng 28/7, trên phố Chùa Bộc, một cây xanh đổ khiến ít nhất hai người bị thương.Ngoài một số cây bị đổ, có rất nhiều cây khác cũng bật gốc, nghiêng ngả. Các lực lượng chức năng đã kịp thời xử lý để cấp cứu cho các nạn nhân và xử lý cây xanh bị đổ.
Cây xanh tại phố Chùa Bộc gục ngã trước
Cây xanh tại phố Chùa Bộc gục ngã trước sức gió mạnh
Nạn nhân được đưa ra từ cây đổ.
Nạn nhân được đưa ra từ cây đổ.
Ngay lập tức các nạn nhân được đưa đi cấp cứu. Ảnh: Vân Nhi
Ngay lập tức các nạn nhân được đưa đi cấp cứu. Ảnh: Vân Nhi
Giao thông qua các cầu Nhật Tân, Thanh Trì, Chương Dương rất nguy hiểm. Những người cần thiết phải qua cầu theo hướng dẫn của lực lượng CSGT đều xuống xe dắt bộ. Giao thông qua cầu Chương Dương hiện rất khó khăn, ùn tắc nghiêm trọng.
Mưa bão gây ngập úng nhiều diện tích lúa, hoa màu, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của bà con nông dân. Hình ảnh ghi lại tại xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì sáng 28/7. Ảnh: Hồng Đạt-Thắng Văn
Mưa bão gây ngập úng nhiều diện tích lúa, hoa màu, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của bà con nông dân. Hình ảnh ghi lại tại xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì sáng 28/7. Ảnh: Hồng Đạt-Thắng Văn
Bão số 1 gió giật cấp 11, mưa gió cực mạnh tại Hà Nội - Ảnh 2
Theo khảo sát của phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị tại quận Hà Đông, trên các tuyến phố như: Ngô Quyền, Vạn Phúc, Nguyễn Viết Xuân, Bà Triệu, Nguyễn Trãi, Tô Hiệu... có khoảng hơn 20-30 cây bị đổ và bật gốc. Tại phố Nguyễn Trãi (trước Tòa án quận Hà Đông), 1 cây xà cừ cổ thụ lớn đổ chắn ngang đường. Rất may không xảy ra thương vong gì về người.

Chỉ tính riêng trên phố Ngô Quyền đã có gần chục cây sấu bị bật gốc. Lực lượng chức năng đã có mặt từ rất sớm để cưa cắt, giải phóng hiện trường đảm bảo giao thông.
Cây xà cừ cổ thụ đổ gục trên phố Chu Văn An, Hà Đông đang được lực lượng chức năng xử lý. Ảnh: Đạt Lê
Cây xà cừ cổ thụ đổ gục trên phố Nguyễn Trãi, Hà Đông đang được lực lượng chức năng xử lý. Ảnh: Đạt Lê
Gió lốc cũng khiến một cây cột điện đổ nghiêng trên phố Chu Văn An. Ngoài ra, nhiều biển quảng cáo, mái hiên bị cuốn và gãy gục. Một số tuyến đường cũng xảy ra ngập úng cục bộ. Trên tuyến phố Quang Trung (đoạn trước số nhà 80)  đường ngập khiến giao thông gặp khó khăn. công nhân thoát nước cũng đã có mặt và dùng 3 -4 xe hút, mở cống thoát nước chống ngập úng. (Lê Đạt)
3h sáng nay, 28/7, do ảnh hưởng của bão số 1, mưa gió cực mạnh bắt đầu tại Hà Nội. Đến 7h sáng, gió bão vẫn rất mạnh.
Cây xanh đổ chắn đường tại ngõ 99, Định Công Hạ, phường Định Công, quận Hoàng Mai. Ảnh: Trình Vũ
Cây xanh đổ chắn đường tại ngõ 99, Định Công Hạ, phường Định Công, quận Hoàng Mai. Ảnh: Trình Vũ
Đến gần 6h sáng, gió bão vẫn quần thảo khắp địa bàn, nhiều cây cối đổ ngổn ngang trên khắp các tuyến đường...
Ít nhất 3 cây xanh trên phố Lê Trọng Tấn bị quật ngã. Ảnh: Vân Nhi
Ít nhất 3 cây xanh trên phố Lê Trọng Tấn, quận Thanh Xuân bị quật ngã. Ảnh: Vân Nhi
Cây đổ trên đường Kim Giang - Ảnh: Trung Hải
Trên tuyến đường Kim Giang, có khoảng 30 cây bị đổ, chủ yếu là các cây mới trồng. Nguyên nhân do không được chống đậy kỹ. Ảnh: Trung Hải
Dù gió giật mạnh nhưng những hàng cây mới trồng trên đường Giải Phóng, Xã Đàn, Láng Hạ không bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, dù gió giật mạnh nhưng những hàng cây mới trồng trên đường Giải Phóng, Xã Đàn, Láng Hạ không bị ảnh hưởng. Ảnh: Vũ Cúc
Cây to bật gốc, đè lên tấm tôn che chắn cống trình cống hóa mương Thái Hà
Cây to bật gốc, đè lên tấm tôn che chắn cống trình cống hóa mương Thái Hà. Ảnh: Vũ Cúc
Cây xanh đổ chắn lối đi của người dân trên đường Cầu Giấy. Ảnh: Tiến Thành
Cây xanh đổ chắn lối đi của người dân trên đường Cầu Giấy. Ảnh: Tiến Thành

Bão số 1 gió giật cấp 11, mưa gió cực mạnh tại Hà Nội - Ảnh 3
Khoảng 6 giờ 30 phút, đường Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, người dân không thể di chuyển bằng xe máy vì gió quá mạnh.
 
Bão số 1 gió giật cấp 11, mưa gió cực mạnh tại Hà Nội - Ảnh 4
Xe máy đổ ngổn ngang trên đường Hà Nội. Ảnh: Phú Khang

Lượng mưa tại Hà Nội lên mức xấp xỉ 200 mm

Khoảng 6 giờ sáng 28/7, UBND TP Hà Nội đã có báo cáo tình hình thoát nước do ảnh hưởng của bão số 1. Theo đó, để chủ động phòng chống úng ngập do ảnh hưởng của bão số 1, từ ngày 26/7/2016 Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã có kế hoạch cụ thể triển khai đến các đơn vị, bố trí lực lượng xung kích trực 24/24 giờ sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có yêu cầu. Công ty đã phối hợp với các Chủ đầu tư, Nhà thầu có công trình thi công trên hệ thống thoát nước để thanh thải dòng chảy nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng khi có mưa bão.
 
Cây đổ trên phố Hàng Bún - Phạm Hồng Thái
Cây đổ trên phố Hàng Bún - Phạm Hồng Thái
 
Từ hồi 22hh00 ngày 27/7/2016 trên địa bàn đã xảy ra mưa nhỏ. Tiếp theo, từ 02h00 đến sáng ngày 28/7/2016, diễn biến mưa liên tục kéo dài trên diện rộng khắp Thành phố. Tổng lượng mưa đo được tại các trạm đo của Công ty là Hoàng Mai 102,6mm; Yên Sở 89mm; Vân Hồ 67,6mm; Cầu Giấy 61,2mm; Mễ Trì 82,5mm; Ngã Tư Sở 74,5mm; Xuân Đỉnh 62,4mm; Hồ Tây 30,5mm ; Lương Định Của 60,4mm; Trúc Bạch 66mm; Nam Từ Liêm 67,6mm; Thanh Liệt 66,5mm; Hoàng Quốc Việt 52,4mm và các nơi khác xấp xỉ 200mm.
Rào chắn của một số công trường xây dựng tuyến đường sắt Nhổn- ga Hà Nội bị đổ trước sức gió quá mạn. Ảnh: Ngân Nhữh
Rào chắn của một số công trường xây dựng tuyến đường sắt Nhổn- ga Hà Nội bị đổ trước sức gió quá mạn. Ảnh: Ngân Nhữ
Hàng rào chắn của công trình xây dựng trên phố Tổ Hữu bị đổ trước sức gió cực mạnh. Ảnh: Đặng Hải
Hàng rào chắn của công trình xây dựng trên phố Tổ Hữu bị đổ trước sức gió cực mạnh. Ảnh: Đặng Hải
Các đơn vị thi công đang khắc phục khẩn trương những hàng rào chắn bị đổ sập.
Các đơn vị thi công đang khắc phục khẩn trương những hàng rào chắn bị đổ sập.
Do lượng mưa lớn diễn ra liên tục, cùng với ảnh hưởng của các công trình hạ tầng kỹ thuật đang thi công như mương Vĩnh Tuy, mương Thụy Khuê, mương Nghĩa Đô, mương Tây Sơn, mương Trắng Chẹm, mương Y Khoa, mương Phương Mai, (mương N1, mương N2 lưu vực Ba Xã)… nên tại thời điểm 06h00 ngày 28/07/2016 đã xảy ra úng ngập tại Phạm Văn Đồng (trước Công ty Cầu 7, ngã Xuân Đỉnh – Tân Xuân), Mạc Thị Bưởi, Minh Khai (chân cầu Vĩnh Tuy), Hoàng Mai, Nguyễn Chính, Thanh Đàm, Trường Chinh (từ Viện Y học Hàng không đến Tôn Thất Tùng), Quan Nhân, Vũ Trọng Phụng, Cự Lộc… với mức độ từ 0,2m đến 0,3m.
Bão số 1 gió giật cấp 11, mưa gió cực mạnh tại Hà Nội - Ảnh 5
Cây đổ ở phố Núi Trúc, quận Ba Đình. Ảnh: Nguyễn Nguyễn
Theo phương án thoát nước mùa mưa năm 2016, Công ty đã chủ động giữ mực nước trên toàn hệ thống mương, sông, hồ ở mức thấp nên nước thoát nhanh. Ngay từ sáng sớm ngày 28/07/2016, Công ty đã huy động 100% CBCNV triển khai ứng trực tại hiện trường, thực hiện công tác tua vớt rác tại miệng thu hàm ếch, khơi thông dòng chảy. Các dàn thiết bị cơ giới đã thực hiện ứng trực để kịp thời hỗ trợ thông tắc tại các vị trí được phân công. Các cửa phai hồ Thành Công, Giảng Võ, Bảy Mẫu, Đống Đa… đã được mở để điều hoà nước.
Trạm bơm Yên Sở, trạm bơm Đồng Bông I, Đồng Bông II và các trạm bơm cục bộ khác liên tục vận hành để hạ mực nước trên hệ thống. Công ty đã bố trí nhân lực, thiết bị phối hợp với các Nhà thầu có công trình thi công trên hệ thống thanh thải dòng chảy nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng đến khả năng thoát nước. Theo thông báo của Đài khí tượng thuỷ văn Đồng bằng Bắc bộ, ảnh hưởng của bão tiếp tục gây mưa cho khu vực Hà Nội, Công ty tiếp tục tổ chức ứng trực tại hiện trường, vận hành trạm bơm Yên Sở và các trạm bơm cục bộ khác để hạ mực nước đệm trên hệ thống về cao trình theo kế hoạch được duyệt để chủ động đối phó với đợt mưa tiếp theo. (Trần Quý)

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là vùng áp thấp.
Trong khu đô thị Định Công, hàng loạt cây xanh bị quật ngã. Ảnh: Công Trình
Trong khu đô thị Định Công, hàng loạt cây xanh bị quật ngã. Ảnh: Công Trình
Đến 16 giờ ngày 28/7, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở trên khu vực phía Tây Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6.
Trên cao tốc Quốc lộ 1A đoạn Pháp Vân -Cầu Giẽ, rất nhiều biển quảng cáo bị gió quật đổ.Ảnh: Trần Thường - Nhị Tiến/VNN
Trên cao tốc Quốc lộ 1A đoạn Pháp Vân -Cầu Giẽ, rất nhiều biển quảng cáo bị gió quật đổ.Ảnh: Trần Thường - Nhị Tiến/VNN
Do ảnh hưởng của bão số 1, ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình đã có gió mạnh cấp 8-9, vùng ven biển cấp 10, gió giật mạnh cấp 10-13; các nơi khác ở ven biển và đồng bằng Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-10; ở Hà Nội có gió giật mạnh cấp 6-7. Trong 6-12 giờ vừa qua, ở các tỉnh ven biển Đông Bắc và Đồng Bằng Bắc Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 50-100mm, một số nơi có mưa lớn hơn như Nam Định 126mm, Ninh Bình 173mm, Thái Bình 186mm.
 
Bão số 1 gió giật cấp 11, mưa gió cực mạnh tại Hà Nội - Ảnh 6
Đêm qua, bão số 1 đã đổ bộ vào địa phận 2 tỉnh Nam Định - Ninh Bình, với tỉnh Thái Bình nằm ở phần phía Bắc của bão và phần phía Bắc của bão luôn là vùng có gió rất mạnh đã đo được gió mạnh cấp 10, giật cấp 13.
Hà Nội mưa trắng trời.
Hà Nội mưa trắng trời.
Do ảnh hưởng của bão sau suy yếu thành vùng áp thấp, vùng biển vịnh Bắc Bộ (bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Cô Tô, Vân Đồn) sáng nay (28/7) còn có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9-10. Biển động mạnh. Các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc Bộ và Hòa Bình có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 9-11. 
Cây đổ ngổn ngang gây ảnh hưởng đến việc di chuyển của các phương tiện
Cây đổ ngổn ngang gây ảnh hưởng đến việc di chuyển của các phương tiện. Ảnh: Trình Vũ
Các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa cả đợt do bão số 1 gây ra phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm. Cảnh báo nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng thuộc đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Việt Bắc và Tây Bắc.

Hồi 22 giờ ngày 27/7, tâm bão ở vào khoảng 20,0 độ Vĩ Bắc; 106,3 độ Kinh Đông; ngay trên bờ biển các tỉnh Nam Định-Ninh Bình. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/h), giật cấp 10-12.

Hồi 23 giờ ngày 27/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,0 độ vĩ Bắc; 106,2 độ kinh Đông, trên bờ biển các tỉnh Thái Bình-Ninh Bình. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/h), giật cấp 11-13. 

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10km, tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 10 giờ ngày 28/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 105,1 độ Kinh Đông, trên khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/h), giật cấp 7-8. 

Do ảnh hưởng của bão sau suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, vùng biển vịnh Bắc Bộ (bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Cô Tô, Vân Đồn) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 10-12. Biển động rất mạnh. Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 11-13. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3. 

Dự báo trong 12-24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực phía Tây Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40 km/h). 

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 1, các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa cả đợt do bão số 1 gây ra phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm. Cảnh báo nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng thuộc Đông Bắc, Việt Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Tại Nam Định: Cộng tác viên của Báo Kinh tế & Đô thị ở Nam Định cho biết, tối ngày 27/7 tại Nam Định, khu vực ven biển có gió mạnh cấp 7 giật cấp 8, biển động mạnh. Tại Thành phố Nam Định, những cơn gió mạnh đã quật đổ nhiều cây xanh,biển quảng cáo.

Trao đổi với Phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, ông Ngô Gia Tự - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết, khoảng 18h tối ngày 27/7, tại tỉnh Nam Định đã có gió cấp 7-8. Thời điểm 23h45 có gió cấp 8 cấp 9 giật cấp 10. Lượng mưa tại Hải Hậu khoảng 55-60mm. 

Ông Tự cũng cho biết, trước đó trên đường chạy trú bão, 2 tàu cá của ngư dân Nam Định đã bị sóng đánh chìm tại cửa biển Ba Lạt, gần Quất Lâm. Tuy nhiên, không gây thiệt hại về người và của. 

Tỉnh Nam Định đã chỉ đạo quyết liệt để toàn bộ hơn 2.000 tàu thuyền đánh bắt hải hản với trên 5.200 lao động hoạt động trên biển vào nơi tránh trú bão an toàn lúc 12h trưa ngày 27/7. Hơn 1.000 ngư dân làm nghề nuôi trồng thủy sản có lều bãi ven biển cũng được di chuyển vào phía trong đất liền. 

Tại Ninh Bình: Cộng tác viên của báo Kinh tế & Đô thị có mặt tại Thành phố Ninh bình cho biết, tối ngày 27/7 tại đây xuất hiện những trận mưa rào kèm theo gió mạnh. Đến khoảng 23h, tại TP Ninh Bình có mưa nhỏ, gió to. Đến 0h ngày 28/7, Thành phố Ninh Bình đang có mưa to và gió lớn, nhiều nơi mất điện trên diện rộng.

Tại Thái Bình: Tối 27/7 có mưa lớn kèm theo, gió giật mạnh. Tại các tuyến phố lớn đã có nhiều cây đổ, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. 

Tại Hải Phòng: Thời điểm 23h đêm tại Hải Phòng có mưa to gió lớn. Trước đó, ngay từ chiều, do ảnh hưởng của bão số 1, lúc 15h30 ở đảo Bạch Long Vỹ đã có gió mạnh cấp 9, giật cấp 13. Vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình có gió mạnh cấp 5-6, giật cấp 7-8.

Tại Thanh Hóa: Mưa to, gió lớn xảy ra ở nhiều khu vực với tổng lượng mưa ước tính cả đợt khoảng 100-200mm. Huyện Nga Sơn, một số hộ dân bị gió lớn hất tung mái ngói, buộc phải di dời trong đêm. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng. Các sông xuất hiện một đợt lũ với mực nước dâng ở thượng lưu 2-5m, hạ lưu 1-3m.

Hồi 20 giờ ngày 27/7, tâm bão ở vào khoảng 20,0 độ Vĩ Bắc; 106,5 độ Kinh Đông; ngay trên vùng biển các tỉnh Thái Bình-Ninh Bình. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/h), giật cấp 10-11. Khoảng 19h30 ở Văn Lý (Nam Định) đã có gió mạnh cấp 9, giật cấp 10. 

Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km, đi vào Nam Định-Bắc Thanh Hóa và ảnh hưởng trực tiếp các tỉnh từ Nam Quảng Ninh đến Bắc Thanh Hóa. ​

Do ảnh hưởng của bão số 1, lúc 18h30 ở Thái Bình và Văn Lý (Nam Định) đã có gió mạnh cấp 7, giật cấp 10. Vị trí hiện tại: Hồi 19 giờ ngày 27/07, tâm bão ở vào khoảng 20,0 độ Vĩ Bắc; 106,5 độ Kinh Đông; ngay trên vùng biển các tỉnh Thái Bình-Ninh Bình. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/h), giật cấp 10-11. 

Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, đi vào các tỉnh Thái Bình-Nam Định và ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực các tỉnh từ Nam Quảng Ninh đến Bắc Thanh Hóa.

Trước đó, từ sáng đến giờ bão số 1 vẫn đang di chuyển khá nhanh, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Cường độ bão vẫn mạnh cấp 9, giật cấp 11. Các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh tới Quảng Bình đã bắt đầu cảm nhận được cơn bão này rồi. Tính đến 16h30 bão số 1 chỉ còn cách bờ biển các tỉnh Thái Bình - Nam Định khoảng 50 - 60km nữa thôi. Cường độ bão đang ở mức cực đại, mạnh cấp 9 - 10, giật cấp 12 - 13.
Bão số 1 gió giật cấp 11, mưa gió cực mạnh tại Hà Nội - Ảnh 7
Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15 - 20km. Như vậy từ chiều tối nay, vùng tâm bão sẽ đi vào các tỉnh Thái Bình - Nam Định và ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực các tỉnh từ Nam Quảng Ninh đến Bắc Thanh Hóa. 

Dự báo trong 3 - 12 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15 - 20km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 04 giờ ngày 28/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 105,6 độ Kinh Đông, trên khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 - 7 (40 - 60km/h), giật cấp 8 - 9.

Do ảnh hưởng của bão sau suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, vùng biển vịnh Bắc Bộ (bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Cô Tô, Vân Đồn) có gió mạnh cấp 6 - 7, vùng gần tâm bão cấp 8 - 9, giật cấp 10 - 11. Biển động rất mạnh. Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa có gió mạnh cấp 6 - 7, vùng gần tâm bão cấp 8 - 9, giật cấp 10 - 11. Ở các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa to đến rất to. Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng các tỉnh thuộc Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Việt Bắc.

Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện Bạch Long Vĩ Đào Trọng Tuệ cho biết: Chủ động phòng chống bão số 1, huyện tiếp tục tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh, Ban quản lý Cảng, Đồn Biên phòng Bạch Long Vĩ về tình hình diễn biến mới của bão; chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan, đơn vị, nhân dân các khu dân cư thường xuyên, chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biễn của bão trên các phương tiện thông tin đại chúng; chủ động rà soát và bổ sung trang bị, phương tiện vật tư phục vụ công tác phòng, chống bão và tìm kiếm cứu nạn của cơ quan, đơn vị mình; tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, duy trì lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia ứng cứu khi có yêu cầu. 

Đến thời điểm 17h, huyện Bạch Long Vĩ đã đưa 44 phương tiện gắn máy, 65 phương tiện chèo tay và 254 lao động vào bờ an toàn; tuyên truyền, vận động 181 lượt phương tiện vào đất liền tránh trú bão; 19 phương tiện còn lại trong âu cảng Bạch Long Vĩ đã được sắp xếp, neo đậu, chằng buộc an toàn; tổ
Bão số 1 gió giật cấp 11, mưa gió cực mạnh tại Hà Nội - Ảnh 8