Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bão số 1 tiếp tục có sự biến đổi

KTĐT - Thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 16 giờ ngày 4/1, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,5 độ Vĩ Bắc; 114,9 độ Kinh Đông, cách đảo Trường Sa Lớn (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 330km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88km một giờ), giật cấp 11, cấp 12.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20km và có khả năng mạnh thêm. Đến 16 giờ ngày 05/01, vị trí tâm bão ở vào khoảng 7,9 độ Vĩ Bắc; 111,0 độ Kinh Đông, trên khu vực đảo Huyền Trân. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88km một giờ), giật cấp 11, cấp 12.

Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam và có khả năng di chuyển chậm lại, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15km. Đến 16 giờ ngày 06/01, vị trí tâm bão ở vào khoảng 7,2 độ Vĩ Bắc; 108,0 độ Kinh Đông, cách đảo Côn Đảo khoảng 230km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88km một giờ), giật cấp 11, cấp 12.

Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10km.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, khu vực Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, cấp 9, giật cấp 11, cấp 12. Biển động rất mạnh. Ngoài ra do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với gió mùa đông bắc mạnh nên khu vực Bắc và giữa biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa); vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Biển động mạnh.
 
Hồi 4 giờ sáng nay (4/1), vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,5 độ Vĩ Bắc; 116,5 độ Kinh Đông, cách đảo Trường Sa Lớn (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 510km về phía Đông.
 
Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.
 
Trước đó, đêm 3/1, bão Sonamu đã vượt qua phía Nam đảo Pa – La – Oan (Philippin) đi vào vùng biển phía Đông khu vực Nam biển Đông – Cơn bão số 1.

 
 
 
 
Hình ảnh đường đi và vị trí của cơn bão. Ảnh: nchmf.gov.vn

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển nhanh theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Đến 4 giờ ngày 05/01, vị trí tâm bão ở vào khoảng 7,8 độ Vĩ Bắc; 111,6 độ Kinh Đông, cách đảo Huyền Trân khoảng 110km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.

Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam, có khả năng di chuyển chậm lại, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Đến 4 giờ ngày 06/01, vị trí tâm bão ở vào khoảng 7,3 độ Vĩ Bắc; 108,3 độ Kinh Đông, cách đảo Côn Đảo khoảng 250km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.

Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10 – 15 km.

 
Hồi 10 giờ ngày 04/01, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,4 độ Vĩ Bắc; 115,8 độ Kinh Đông, cách đảo Trường Sa Lớn (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 400km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.
 
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh thêm. Đến 10 giờ ngày 05/01, vị trí tâm bão ở vào khoảng 7,8 độ Vĩ Bắc; 111,2 độ Kinh Đông, trên khu vực đảo Huyền Trân. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.
 
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam, có khả năng di chuyển chậm lại, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Đến 10 giờ ngày 06/01, vị trí tâm bão ở vào khoảng 6,9 độ Vĩ Bắc; 108,4 độ Kinh Đông, cách đảo Côn Đảo khoảng 270km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.
 
Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10 – 15 km.
 
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, khu vực Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Biển động rất mạnh. Ngoài ra do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với gió mùa đông bắc mạnh nên khu vực Bắc và giữa biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa); vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8. Biển động mạnh. 

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, khu vực Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh. Ngoài ra do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với gió mùa đông bắc mạnh nên vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8. Biển động mạnh.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sạt lở sông ngòi bất thường ở Cà Mau

Sạt lở sông ngòi bất thường ở Cà Mau

13 Jul, 03:00 PM

Kinhtedothi – Thời gian gần đây, nhiều xã, phường của tỉnh Cà Mau bị sạt lở nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhân dân. Chính quyền địa phương đã triển khai nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng này và mục tiêu bảo vệ tính mạng người dân được ưu tiên hàng đầu

Điện Biên: chủ động ứng phó thiên tai, giảm thiểu thiệt hại mùa mưa lũ

Điện Biên: chủ động ứng phó thiên tai, giảm thiểu thiệt hại mùa mưa lũ

12 Jul, 03:48 PM

Kinhtedothi - Trước diễn biến thời tiết phức tạp, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp tại tỉnh Điện Biên đã chủ động kích hoạt phương án ứng phó, phối hợp chặt chẽ với người dân triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ