Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bartender - nghề của sự sáng tạo

Kinhtedothi - Nghệ thuật pha chế đồ uống (bartender) đang rất thu hút giới trẻ, kể cả những người tay ngang.
 Đỗ Thế Dương hiện đang là trưởng bar của chuỗi cửa hàng Barspoon
Với 5 năm trong nghề bartender, Đỗ Thế Dương hiện đang là trưởng bar của chuỗi cửa hàng Barspoon. Mọi người làm việc ở quán thường gọi những ly cà phê do anh Dương pha chế là Latte art - nghệ thuật vẽ hình.
Thế Dương cởi mở chia sẻ: Nhắc đến nghề bartender, mọi người thường nghĩ về hình ảnh của một nhân viên dùng bình lắc, biểu diễn pha chế. Lúc đầu mới tập luyện công việc này mình cũng bị rơi chai xuống chân không đi được. Nhưng khi những ly nước có màu sắc bắt mắt, thơm nồng khiến khách hàng thích thú ngắm nhìn, từ từ thưởng thức... lại là động lực để những bartender xoay chuyển các vỏ chai trên tay, tung hứng...

Trước đây, đường vào nghề của những bartender thường theo kiểu hướng dẫn cách làm cho nhau. Tuy nhiên, hiện nay nghề này đã được mở tại nhiều trường cao đẳng (CĐ) và Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. Thầy Hoàng Quang Thỏa - Giảng viên khoa Quản trị nhà hàng - khách sạn, trường CĐ Du lịch Hà Nội cho biết, những người học nghề pha chế (rượu, cà phê, nước trái cây...) có nhiều cơ hội việc làm. Nhất là khi hiện nay có rất nhiều quán bán đồ uống, quầy bar trong khách sạn được mở ra để phục vụ du khách. Công việc pha chế đồ uống mang đến cho người làm nghề nguồn thu nhập từ 4,5 - 6 triệu đồng/tháng, những ai có tay nghề cao nguồn thu hàng tháng lên tới trên 10 triệu đồng.

Nhiều người cho rằng học nghề bartender rất tốn kém. Bởi muốn tập luyện để chế ra những loại đồ uống như cocktail có khi phải mua những chai rượu ngoại đắt tiền. Thầy Thỏa cho rằng, khi học nghề pha chế đồ uống trong nhà trường thì không phải mua nguyên liệu vì tiền học phí đã bao trọn. Tuy nhiên, khi muốn theo đuổi nghề thì phải đầu tư một bộ đồ dụng cụ pha chế. Nếu muốn học nâng cao thì có thể mua nguyên liệu về để sáng tạo đồ uống mới, hot nhất ra thị trường. Những kiến thức được trang bị cho nghề pha chế trong nhà trường mới chỉ là nền. Vì thế, người học có thể tham gia vào những câu lạc bộ bartender để học hỏi và tìm hiểu thêm nguồn gốc của các loại rượu.

Hiện nay tại trường CĐ Du lịch Hà Nội đang đào tạo nghề pha chế đồ uống với nhiều hệ khác nhau. Với hệ sơ cấp 3 tháng, người học được trang bị kiến thức về đồ uống có cồn và không cồn; hệ sơ cấp 6 tháng học pha chế là chính. Đối với hệ trung cấp 2 năm, học viên được học thêm những bộ môn khác như nghiệp vụ nhà hàng. Với hệ CĐ 3 năm thì môn pha chế chỉ chiếm 1/4 thời lượng, thời gian còn lại học quản trị và nhà hàng. Trung thực, thật thà, chịu khó rất cần đối với nhiều nghề nhưng với bartender rất cần người làm có trí nhớ tốt để pha chế đúng công thức, tiêu chuẩn và sự sáng tạo để có nhiều đồ uống mới phục vụ khách cũng như thể hiện bản thân.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Khởi nghiệp nail từ căn phòng trọ

Khởi nghiệp nail từ căn phòng trọ

25 Mar, 05:05 PM

Kinhtedothi - Khởi nghiệp làm nail (dịch vụ làm đẹp chuyên về các hoạt động liên quan đến móng tay, móng chân) tại phòng trọ không chỉ là giải pháp tiết kiệm chi phí, mà còn là cơ hội để các bạn trẻ tận dụng công nghệ và mạng xã hội để phát triển kinh doanh.

Start-up Việt 2025: Ngách hay đại chúng - Đâu là thị trường tiềm năng?

Start-up Việt 2025: Ngách hay đại chúng - Đâu là thị trường tiềm năng?

29 Dec, 09:19 AM

Kinhtedothi - Năm 2025, những nhà khởi nghiệp (start-up) cần chú trọng tìm hiểu và đưa ra lựa chọn phù hợp giữa thị trường ngách (niche market) và thị trường đại chúng (mass market) để tránh rơi vào những rủi ro không đáng có trong bối cảnh chi tiêu theo hướng bền vững của nước ta hiện nay.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ