Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bất an học đường

Kinhtedothi - Những vụ việc hành hung, xúc phạm thầy, cô giáo ngay trong trường học khiến dư luận cảm thấy "sốc", thầy cô giáo lo lắng, bất an. Giáo dục Việt Nam dường như đang rơi vào thời kỳ khủng hoảng...
Học đường thành... võ đường
Mở đầu sự việc phải kể đến vụ phụ huynh Võ Hòa Thuận gây áp lực bắt cô giáo Bùi Thị Cẩm Nhung (trường Tiểu học Bình Chánh, Bến Lức, Long An) quỳ gối xin lỗi bởi cô dám phạt con mình quỳ gối. Sự việc chưa nguôi ngoai, lại thêm việc nam sinh lớp 8 (THCS Tân Thạch, huyện Châu Thành, Bến Tre) bóp cổ cô giáo ngay trong lớp học. Tiếp đến, thầy giáo Đặng Minh Thủy (THCS Tân Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) bị người nhà bất ngờ đánh dập sống mũi chỉ vì phạt học sinh (HS) đốt giấy trong lớp.
 Ảnh minh họa
Đáng buồn là sau mỗi sự việc, phụ huynh, giáo viên (GV), nhà trường chưa biết rút kinh nghiệm mà càng ngày hành vi còn trở nên hung bạo hơn. Điển hình là vụ phụ huynh Phan Thị Nghĩa (phường Trung Đô, TP Vinh, Nghệ An) ngày 22/3 đã xông tới trường Mầm non Việt Lào túm tóc, đánh vào bụng, buộc cô giáo thực tập P.T.H. phải quỳ và xin lỗi, dù cô H. van xin đang có thai. Những đứa trẻ sẽ suy nghĩ gì, học được gì khi thấy cha mẹ chúng đối xử với GV như vậy? Giáo dục sẽ đi về đâu, khi truyền thống “tôn sư trọng đạo” ngày càng phai nhạt, các giá trị dường như đang bị đảo lộn?
Nhận định về điều này, GS.TSKH Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, môi trường giáo dục tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. HS đến trường có nguy cơ bị bạo hành bởi bạn bè và chính cả GV dạy chúng. Còn GV lo ngại bị bạo hành bởi HS và phụ huynh. “Qua theo dõi những vụ bạo lực học đường xảy ra trong thời gian qua cho thấy vị thế của nhà giáo bị hạ thấp, an ninh trường học đang rất có vấn đề, nếu không muốn nói là lộn xộn”.

Mối quan hệ dần bị thương mại hóa

Xâu chuỗi hàng loạt vụ việc, PGS.TS.NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục và Phát triển tiềm năng con người nhận định: Mối quan hệ thầy – trò dần bị thương mại hóa theo hướng cơ chế thị trường. Theo ông, xưa, thầy răn đe HS bằng roi vọt, quỳ gối là một hành động tích cực, còn giờ đây, xã hội không chấp nhận hành vi đó. Động cơ của GV không phải là xấu và hành vi bắt học trò quỳ không phải là để làm nhục. Tuy nhiên, có nhiều hình thức xử lý HS tế nhị, tích cực hơn để không gây phản cảm như nhắc nhở, trao đổi, viết thư thông báo cho gia đình…

Bàn về nguyên nhân, ông Kỳ Anh lý giải, điều này xuất phát từ nhận thức sai lầm của một số phụ huynh khi họ cho rằng, mối quan hệ giữa thầy và trò, giữa nhà trường với gia đình là hoạt động mua – bán theo cơ chế thị trường. GV có chữ thì bán, phụ huynh có tiền thì mua. Một nguyên nhân nữa là do phụ huynh quá nuông chiều con cái nên ai đụng chạm vào con mình thì “xù lông” phản kháng lại.

Đồng quan điểm, PGS.TS Đặng Quốc Bảo – nguyên Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục cho biết: “Nhà trường, quan hệ thầy và trò đang bị tác động bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, cá nhân tôi vẫn tin vào mạch ngầm văn hóa truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc trong mỗi gia đình, dòng họ hiện nay”. PGS.TS Đặng Quốc Bảo cũng thẳng thắn chỉ rõ thêm một nguyên nhân khác là vấn đề giáo dục đạo đức, ứng xử trong nhà trường thời gian qua còn có phần nặng về hướng ngoại mà thiếu chiều sâu. Đã đến lúc cần xác định hệ giá trị cốt lõi trong ứng xử văn hóa của cả cộng đồng, dân tộc.

Các chuyên gia chỉ ra rằng, nhà trường nên phối hợp, giao lưu, chia sẻ thông tin. Khi GV phạt HS phải thông báo cho phụ huynh để họ hiểu nguyên nhân con mình bị phạt. Mối quan hệ giữa nhà trường, GV, phụ huynh phải được thực hiện dựa trên tinh thần thương yêu HS, cùng xây dựng một môi trường giáo dục trong sạch. Khi mối quan hệ này trở nên căng thẳng, các tổ chức, chính quyền địa phương cũng cần tham gia hòa giải, tránh những sự việc không đáng có xảy ra.
Bộ GD&ĐT cần đưa ra các quy định, giải pháp siết chặt hơn nữa vấn đề an ninh trong trường học. Trong đó, yêu cầu GV tuyệt đối không dùng bạo lực trong việc giáo dục HS cùng những cơ chế bảo vệ vị thế, đảm bảo an toàn cho nhà giáo.

GS.TSKH Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nghiêm túc nghiên cứu tổ hợp môn lựa chọn lớp 10

Nghiêm túc nghiên cứu tổ hợp môn lựa chọn lớp 10

08 Jul, 04:45 PM

Kinhtedothi – Thời điểm hiện tại, hầu hết học sinh 2K10 đã xác định được trường THPT mình sẽ theo học. Và có một nhiệm vụ mà học sinh nào cũng cần nghiêm túc đối diện, nghiên cứu, tìm hiểu trước khi đăng ký, đó là tổ hợp môn lựa chọn.

Hà Nội: nguyên tắc, quy trình nhập học lớp 10

Hà Nội: nguyên tắc, quy trình nhập học lớp 10

08 Jul, 07:04 AM

Kinhtedothi - Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị các trường tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh, phụ huynh khi tham gia công các tuyển sinh và nhập học lớp 10, năm học 2025 – 2026.

Kỳ thi mới, trăn trở cũ

Kỳ thi mới, trăn trở cũ

07 Jul, 06:43 PM

Kinhtedothi – 3 ngày sau khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố điểm thi lớp 10 năm học 2025 - 2026, mọi cảm xúc hồi hộp, hạnh phúc hay ngậm ngùi lúc tra điểm đã tạm qua đi. Khi có thời gian nhìn kỹ hơn vào bảng điểm chuẩn, dư luận thêm trăn trở khi khoảng cách điểm đầu vào giữa các trường nội thành - ngoại thành vẫn ở rất xa nhau.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ